Hội đồng quản trị Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC – HoSE: MIG) vừa thông qua triển khai phương án tăng vốn điều lệ từ 1.726,7 tỷ đồng lên 2.014,7 tỷ đồng bằng chào bán cổ phiếu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Theo đó, MIC sẽ chào bán 25,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 15% (cổ đông sở hữu 1 cổ tương ứng với 1 quyền, 100 quyền được mua 15 cổ phiếu mới) với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời phát hành 2,86 triệu cổ phiếu ESOP cũng với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy tổng phát hành đợt này của MIC là 28,76 triệu cổ phiếu.
Thời gian chào bán dự kiến trong quý IV/2023 hoặc quý I/2024. Dự kiến số tiền thu được từ đợt chào bán là 287,6 tỷ đồng. Số tiền trên sẽ được sử dụng bố sung vốn đầu tư tăng năng lực và bổ sung vốn cho MIC trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
Cụ thể, MIC sẽ chi 100,5 tỷ đồng để đầu tư tăng năng lực, giải pháp triển khai chiến lược. Dự kiến giải ngân sau khi kết thúc đợt chào bán đến hết năm 2025. Chi 185,5 tỷ đồng đầu tư tài chính bao gồm đầu tư tiền gửi, dự kiến giải ngân trong năm 2024.
Còn 28,6 tỷ đồng từ ESOP tiếp tục đầu tư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến tối đa 24 tháng tại các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường, quy định của pháp luật và tổ chức.
Diễn biến thị giá cổ phiếu MIG 3 tháng trở lại đây (Ảnh: TradingView).
MIC nhấn mạnh, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết và có ý quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của MIC.
Cụ thể, bổ sung vốn giúp MIC tăng mức giữ lại đối với các hợp đồng, nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu quả, giúp tăng lợi nhuận.
Thứ hai, MIC gặp khó khăn khi cạnh tranh tham gia đấu thầu các dự án lớn, đòi hỏi quy mô vốn lớn. Tăng vốn tạo tiền đề tăng mức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tăng năng lực tài chính của MIC, đây là những điều kiện hỗ trợ MIC đáp ứng được các điều kiện tham gia, cũng như tăng khả năng trúng thầu các dự án lớn, dự án trọng điểm.
Thứ ba, quy mô vốn hiện tại của MIC còn thấp, chưa tương xứng với mục tiêu tăng trưởng nhanh về doanh thu phí bảo hiểm gốc. Do đó, MIC cần được bổ sung vốn để duy trì biến khả năng thanh toán trong ngưỡng an toàn, tuân thủ quy định.
Cuối cùng, MIC đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đòi hỏi bổ sung vốn để đầu tư cho nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, các dự án công nghệ, dự án chuyển đổi theo các sáng kiến chiến lược giai đoạn 2022- 2026.
Trước đó, hồi tháng 8, MIC cũng đã có đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Theo đó, doanh nghiệp này phát hành 8.222.500 triệu cổ phiếu với tỉ lệ thực hiện quyền là 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 quyền được nhận 5 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của MIC năm 2022 theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Kết quả, số cổ đông được phân phối theo tỉ lệ là 6.125 cổ đông tương ứng với 8.220.848 cổ phiếu; số cổ phiếu lẻ là 1.652 cổ phiếu được chuyển công đoàn cơ sở MIC.
Sau đợt phát hành trên, MIC đã thành công tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên 172,67 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng vốn điều lệ lên 1.726,7 tỷ đồng.
Trên thị trường, tại phiên giao dịch sáng ngày 4/10, cổ phiếu MIG đang dao động quanh mức giá 17.000 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Thu Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy