Tin liên quan
VIB có đang thiếu 'sòng phẳng' với doanh nghiệp?
Ngày 11/03/2011, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (VIB Hà Nội) ký kết hợp đồng tín dụng số 10.11.11.020 cho Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Hà Nam) vay với tổng hạn mức tín dụng là 350 tỷ đồng, trong đó hạn mức vay vốn ngắn hạn là 100 tỉ đồng và hạn mức bảo lãnh là 250 tỉ đồng.
Trên cơ sở các đơn yêu cầu cấp bảo lãnh của Công ty Hà Nam để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty Gang thép Thái Nguyên (gọi tắt là TISCO) theo hợp đồng mua bán thép số 05/GT-HN ngày 01/01/2011 giữa Công ty Hà Nam và TISCO, VIB đã phát hành 6 Thư bảo lãnh cho người được bảo lãnh là Công ty Hà Nam và người nhận bảo lãnh là TISCO, (các thư bảo lãnh gồm TBL số 10.11.11.BL275 số tiền 35 tỷ đồng, có hiệu lực từ 07/09/2011 – 07/12/2011; TBL số 10.11.11.BL277 số tiền 35 tỷ đồng, có hiệu lực từ 08/09/2011 – 08/12/2011; TBL số 10.11.11.BL289 số tiền 50 tỷ đồng, có hiệu lực từ 15/09/2011 – 15/12/2011; TBL số 10.11.11.BL315 số tiền 50 tỷ đồng, có hiệu lực từ 01/10/2011 – 01/12/2012; TBL số 10.11.11.BL326 số tiền 50 tỷ đồng, có hiệu lực từ 06/10/2011 – 06/01/2012; TBL số 10.11.11.BL342 số tiền 30 tỷ đồng, có hiệu lực từ 22/10/2011 – 22/01/2012).
Trong đó khoản nợ gốc 73.369.818.250 đồng và tiền lãi mà Hà Nam còn nợ TISCO tương ứng với 2 thư bảo lãnh BL326 và BL342 với tổng số tiền 80 tỷ đồng, đều chưa được thanh toán.
Ngày 06/12/2011, TISCO có công văn đầu tiên số 1248 về việc yêu cầu VIB chi nhánh Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với 2 TBL275 và TBL277 với tổng số tiền 70 tỷ đồng. Tuy nhiên VIB khẳng định kèm theo công văn này TISCO không xuất trình TBL gốc và các tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh việc Hà Nam đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Do vậy VIB đã từ chối thực hiện thanh toán bảo lãnh cho những TBL trên..
Ngày 31/01/2012 giữa VIB chi nhánh Hà Nội và công ty Hà Nam đã lập biên bản làm việc liên quan đến yêu cầu thực hiện bảo lãnh của TISCO. Tại biên bản làm việc này Hà Nam vẫn khẳng định sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho TISCO và không yêu cầu VIB – chi nhánh HN thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngày 27/06/2012 giữa TISCO, VIB Hà Nội và Công ty Hà Nam đã có buổi làm việc 3 bên. Tại biên bản TISCO khẳng định Công ty Hà Nam còn nợ TISCO 160.572.304.806 đồng và lãi trả chậm là 17.387.166.362 đồng. TISCO đã gia hạn cho Hà Nam được thanh toán đến thời hạn ngày 30/06/2012. Nếu hết thời hạn này Hà Nam không thanh toán, thì yêu cầu VIB – chi nhánh Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đến ngày 27/06/2012 giữa TISCO và Hà Nam tiếp tục lập biên bản về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tại biên bản này, TISCO yêu cầu VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với tổng số tiền 88.938.966.729 đồng (gồm nợ gốc + lãi của hợp đồng 05). Tuy nhiên VIB Hà Nội đã từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán, luận giải 2 TBL trên đã hết thời hạn bảo lãnh và TISCO không đáp ứng được các điều kiện của những thư bảo lãnh.
Kéo nhau ra tòa
Không tìm được tiếng nói chung, các bên đã phải nhờ tới sự can thiệp của Tòa án Nhân dân Thành phố Thái Nguyên.
Theo đó, nguyên đơn là TISCO đề nghị Tòa án buộc VIB Hà Nội có nghĩa vụ trả nợ cho TISCO theo bảo lãnh thanh toán số tiền gốc là 73.369.818.250 đồng và lãi phát sinh.
Tại phiên sơ thẩm ngày 15/09/2014, TAND Thành phố Thái Nguyên đã tuyên xử không chấp nhận yêu cầu của TISCO về việc buộc VIB Hà Nội phải thanh toán số tiền 73.369.818.250 đồng và 23.609.178.071 đồng lãi theo các Thư bảo lãnh BL326 và BL342.
Đồng thời Tòa yêu cầu Công ty Hà Nam thanh toán cho TISCO số tiền 145.814.614.990 đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi theo hợp đồng mua bán thép TISCO số 05/GT-TMTD.
Không đồng tình với phán quyết trên, Công ty Hà Nam ngày 08/10/2014 đã kháng cáo với một số nội dung trong đó có điểm quan trọng:
"Hợp đồng mua bán thép số 05 của Công ty Hà Nam ký với TISCO đã được sự bảo lãnh thanh toán của VIB Hà Nội theo TBL số 326 và 342. Do vậy kể từ khi có sự bảo lãnh của ngân hàng, việc thanh toán nợ quá hạn của hợp đồng 05 hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Ngân hàng VIB. Do đó tòa Tòa án tuyên buộc Công ty Hà Nam phải thanh toán 145.814.614.990 đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi theo hợp đồng mua bán thép TISCO số 05 là không đúng với bản chất vụ việc".
Sau hơn nửa năm nghiên cứu hồ sơ vụ án, TAND tỉnh Thái Nguyên ngày 22/06/2015 đã tuyên xử buộc VIB phải trả cho TISCO 80.000.000.000đ. Đồng thời số nợ phải trả của Công ty Hà Nam đối với TISCO chỉ còn 30.842.117.083 đồng.
Nhận định của cấp phúc thẩm cho thấy, việc tòa án cấp sơ thẩm không tuyên bố buộc VIB Hà Nội thanh toán bảo lãnh cho Công ty Hà Nam là sai. Bởi khi Công ty Hà Nam thanh toán chậm, TISCO đã có công văn yêu cầu bảo lãnh ngay, nhưng phía ngân hàng lại nại ra lý do không xuất trình bảo lãnh gốc là không đúng. Tòa án nhận thấy việc Ngân hàng cố tình không thực hiện đúng hợp đồng bảo lãnh để không thanh toán tiền bảo lãnh cho TISCO là không phù hợp với khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 23 của QĐ số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 (nay là Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng).
Ngân hàng không lập biên bản, doanh nghiệp mất trắng 80 tỷ đồng?
Tuy nhiên VIB nhiều lần cho thấy dấu hiệu thiếu hợp tác khi không tuân theo phán quyết trên của Tòa án Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, viện dẫn rằng TISCO đã vi phạm điều kiện bảo lãnh, nhấn mạnh:
“Trong nội dung Thư bảo lãnh quy định: ‘Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh phải được xuất trình tại Bên bảo lãnh trong thời hạn của Thư bảo lãnh kèm theo Thư bảo lãnh gốc này’. Công ty TISCO yêu cầu VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng TISCO không xuất trình được Thư bảo lãnh gốc là điều kiện đã được quy định trong Thư bảo lãnh”.
‘Theo thỏa thuận trong Thư bảo lãnh thì chỉ cần xuất hiện “Bất cứ yêu cầu nào có liên quan đến bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh đều phải xuất trình tại Bên bảo lãnh trong thời hạn của Thư bảo lãnh kèm theo Thư bảo lãnh gốc này”. Điều này có nghĩa là khi TISCO có văn bản yêu cầu VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì nghĩa vụ của TISCO là phải cung cấp cho Bên bảo lãnh (VIB) Thư bảo lãnh gốc. Việc TISCO không xuất trình Thư bảo lãnh gốc tại Bên bảo lãnh (VIB) là không thỏa mãn các điều kiện đã được nêu trong Thư bảo lãnh’
Về phần mình, TISCO cho rằng VIB đã ‘lập lờ đánh lận con đen’, lợi dụng thông lệ của ngành ngân hàng để thoái thác trách nhiệm bảo lãnh của mình. Theo đó, công ty này khẳng định đã trình Thư bảo lãnh gốc của TBL 326 và TBL 342 lên VIB Hà Nội trong thời hạn 2 TBL này có hiệu lực:
“Sáng ngày 04/01/2012, tức là vẫn còn 2 ngày trước khi TBL 326 hết hiệu lực, TISCO đã trực tiếp gửi Công văn số 05/GTTN-KTTC kèm theo toàn bộ hồ sơ chứng minh, đồng thời xuất trình 2 Thư bảo lãnh gốc. Ngay trong buổi chiều làm việc giữa các bên, VIB Hà Nội vẫn không có thắc mắc gì”.
“Chúng tôi lưu ý rằng, trong thông lệ hoạt động của các Ngân hàng, kể cả VIB, việc xuất trình Thư bảo lãnh gốc không bắt buộc phải lập Biên bản để làm căn cứ chứng minh về sau”.
“Đây là thông lệ VIB vẫn áp dụng, và chính VIB đã lợi dụng thông lệ không lập biên bản khi người nhận bảo lãnh xuất trình Thư bảo lãnh gốc để sau này nại ra lý do từ chối nghĩa vụ thanh toán của mình”.
TISCO cho rằng VIB Hà Nội đã vi phạm Luật Thương Mại 2005 (Khoản 1 Điều 295 quy định bên có trách nhiệm phải có văn bản thông báo ngay cho bên kia về việc mình được miễn trách nhiệm).
“Việc VIB Hà Nội, sau khi nhận hồ sơ yêu cầu thanh toán của TISCO, hai bên đã có cả quá trình trao đổi làm việc nhiều lần, nhưng đến tận gần 6 tháng sau đó Ngân hàng mới cố tình ‘nại’ ra lý do cho rằng TISCO chưa xuất trình bản gốc Thư bảo lãnh để từ chối trách nhiệm bảo lãnh là một hành vi bội tín, không phù hợp với thông lệ kinh doanh giữa Ngân hàng và doanh nghiệp”.
ANTT.VN sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Hà Nghi - Hiểu Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy