Quá hoảng loạn nên không biết cách sơ cứu
Sáng 28/11, Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đưa bị cáo Chu Uyển Vân (27 tuổi, trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử sơ thẩm về tội Vô ý làm chết người.
Vân là bảo mẫu liên quan đến cái chết của bé trai N.B.K. (7 tháng tuổi, quê Hải Phòng) xảy ra ngày 10/1 trong quá trình trông giữ.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) thông báo một người làm chứng có đơn xin xét xử vắng mặt.
Bị cáo Chu Uyển Vân khai trình độ học vấn 8/12, có 4 người con. Trong đó, bé nhỏ nhất sinh năm 2022.
Tối 9/1, bị cáo nhận trông giữ cháu N.B.K. qua đêm.
Khi chị Nguyễn Bích Hằng (mẹ cháu N.B.K.) gửi con, chị này thông báo mới tiêm vắc xin cho con nên bé có quấy khóc. Nếu bé quấy quá, Vân sẽ gọi điện cho chị Hằng đến nhận lại con.
Lúc này, bị cáo tiếp nhận thông tin và thông báo sẽ cố gắng trông giữ.
Cả đêm bé K. ít quấy khóc nhưng liên tục đòi bế. Do đó, bị cáo đã bế bé gần hết đêm.
Sáng 10/1, khi bé K. ngủ dậy, bị cáo cho uống khoảng 100ml sữa. Lúc này, bé K. ngủ ngay trên tay bị cáo.
Khi bé K. ngủ, bị cáo đưa bé vào trong phòng thì chị Hằng nhắn tin đến hỏi thăm tình trạng sức khỏe của con.
Sau đó, chị Hằng đề nghị chụp ảnh con trai gửi cho xem nhưng Vân nhắn lại trong phòng tối không thể chụp ảnh.
Khi bé K.ngủ sâu giấc, Uyển Vân ra dọn phòng. Trong lúc đang dọn dẹp, bị cáo nghe thấy 2 tiếng ho nhưng không thấy tiếng khóc.
Tiếp tục dọn nhà, Vân nghe thấy thêm tiếng ho nữa nên vào phòng kiểm tra thì thấy bé K. mũi có bong bóng.
Bị cáo Chu Uyển Vân tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).
"Bị cáo lấy khăn lau mũi, bé gồng người và đạp chân xuống giường. Thấy bé gồng cứng cả người nhưng không khóc nên bị cáo đã đặt bé nằm nghiêng rồi vỗ lưng.
Lúc đó, chân cháu bé liên tục gồng cứng nhưng không đạp nên bị cáo lại bế bé ra ngoài, đặt nằm nghiêng rồi vỗ vào lưng. Sau đó, bé K. nôn ra nhiều dịch màu vàng và trắng khiến bị cáo hoảng loạn", Vân khai.
Do hoảng loạn, không biết xử lý, sơ cứu như thế nào nên Vân tiếp tục vỗ vào lưng bé B.K.
Thấy bé vẫn không tỉnh táo, Vân mới gọi điện cho trung tâm cấp cứu thì được nhân viên y tế hướng dẫn lên mạng tìm kiếm cách xử lý em bé bị sặc sữa.
Song do quá hoảng loạn, tay chân run lẩy bẩy nên bị cáo không tìm kiếm được cách sơ cứu như hướng dẫn của nhân viên y tế. Lúc này, bị cáo chỉ biết thúc giục nhân viên y tế đến nhanh.
Khi bé B.K. lịm dần, bị cáo thấy chồng đi ra từ nhà vệ sinh nên nhờ chồng xuống hiệu thuốc của tòa nhà tìm người hỗ trợ.
Ít phút sau xe cấp cứu đến, bị cáo bế bé K. xuống xe và được 2 nhân viên y tế hỗ trợ.
Không có bằng cấp, chứng chỉ vẫn nhận trông trẻ tại nhà
Khi bế cháu K. xuống xe cấp cứu, nạn nhân còn thở không?, HĐXX đặt câu hỏi.
Vân khai: Bị cáo không biết. Lúc đấy, cháu K. đã nằm bất động và mở to mắt.
Bị cáo có được cấp chứng chỉ hành nghề, được đào tạo về trông coi trẻ em không?, HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi.
Vân khai không được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ về trông coi trẻ em.
Bị cáo không biết việc trông trẻ theo giờ phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng và phải có chứng chỉ hành nghề.
Uyển Vân thấy các bà, mẹ ở quê nhận trông trẻ theo giờ rất nhiều mà không cần bằng cấp, chứng chỉ, xin cấp phép nên đã làm theo.
Bé K. có biểu hiện bất thường khoảng bao lâu thì bị cáo gọi điện cho xe cứu thương?, HĐXX hỏi.
Vân khai: Khoảng 15 phút.
Tại Tòa, Chu Uyển Vân cho biết, trước đây không có quan hệ gì với chị Nguyễn Bích Hằng.
Trong ngày bé K. bị sặc sữa Chu Uyển Vân trông, chăm sóc 3 cháu bé dưới 1 tuổi (Ảnh: Nguyễn Hải).
Trước đó, bị cáo có đăng bài trong nhóm cư dân của tòa nhà là nhận trông trẻ theo giờ thì chị Nguyễn Bích Hằng liên hệ để gửi con.
Thời điểm nhận trông bé K., Uyển Vân đang trông thêm bé trai 3 tháng tuổi (con của chị Lương Thị Thương 25 tuổi).
Khi bé K. có biểu hiện sặc sữa, Vân không biết chồng có nhà vì chồng thường đi về thất thường. Chỉ đến khi chồng đi ra từ nhà vệ sinh, Vân mới biết chồng đang ở nhà.
Cáo trạng thể hiện, Chu Uyển Vân không được đào tạo về trông trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép mở lớp trông trẻ tại nhà.
Tuy nhiên, Vân tự tin thấy bản thân có khả năng trông giữ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh nên nhận trông giữ trẻ thuê.
Ngày 9/1, khi hai phụ huynh liên hệ thuê Vân trông con qua đêm, bị cáo thỏa thuận trông bé 3 tháng tuổi là 370.000 đồng/đêm, còn bé N.B.K. là 250.000 đồng/đêm.
Khi hai người mẹ gửi con cho Vân trông giữ trong tình trạng các bé hoàn toàn bình thường.
Trong đó, Vân nhận trông cháu K. từ lúc 20h30 tối 9/1, kèm bình sữa được mẹ bé là chị Nguyễn Bích Hằng pha sẵn 210ml.
Viện kiểm sát xác định, khoảng 1h sáng hôm sau (10/1), khi cháu K. khóc, Vân cho uống khoảng 100ml sữa từ bình mẹ bé pha sẵn.
7h cùng ngày, bé K. dậy uống khoảng 100ml sữa còn lại. Vân khai khoảng 10 phút sau nghe thấy hai tiếng ho không rõ của cháu nào nhưng không kiểm tra mà tiếp tục dọn dẹp phòng.
Khoảng 5 phút sau, Vân vào phòng ngủ thì thấy bé K. ho, có dịch ở mũi nên nghĩ bị sặc sữa.
Vân lấy khăn lau, vỗ lưng và cho nằm nghiêng thì thấy bé có biểu hiện gồng người. Vân bế bé K. ra ngoài phòng khách để tự sơ cứu song bé vẫn nôn, trớ nhiều lần.
Sau đó, Vân gọi điện cho trung tâm cấp cứu được y sĩ trực cấp cứu hướng dẫn sơ cứu cháu K. trong lúc chờ xe cứu thương đến.
Do lo sợ, hoảng loạn nên Vân không tra cứu theo hướng dẫn và tiếp tục sơ cứu bịt mũi, thổi miệng và lấy 2 tay ép ngực cháu bé.
Khi xe cấp cứu đến xác định cháu K. đã tử vong. Nguyên nhân tử vong của bé K. do suy hô hấp tuần hoàn.
Tác giả: Nguyễn Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy