Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão Trà Mi đang di chuyển về phía Biển Đông sau khi vượt qua đảo Luzon (Philippines). Dự kiến, ngày 25/10, bão sẽ chính thức vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 trong năm nay. Hiện tại, khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Định đang đối mặt với những đợt mưa lớn, làm tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo bão Trà Mi tiến vào Biển Đông.
Báo Lao Động dẫn nguồn tin từ Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho hay, vào hồi 4h ngày 22/10, vị trí tâm bão Kristine (tên quốc tế là Trà Mi) ở vào khoảng 13,2 độ vĩ bắc, 127,8 độ kinh đông, cách Virac, Catanduanes, Philippines 390km về phía đông.
Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65 km/h, giật lên đến 80 km/h và áp suất trung tâm 994 hPa.
Bão đang di chuyển theo hướng tây với tốc độ 15 km/h. Phạm vi gió xoáy nhiệt đới lan ra xa tới 680 km tính từ tâm bão.
Dự báo dòng chảy ngày 22/10/2024. Ảnh: PAGASA
Cơn bão này dự kiến sẽ di chuyển về hướng tây bắc đến tây tây bắc cho đến thứ Năm (ngày 24/10) trước khi chuyển hướng về phía tây trong thời gian còn lại của giai đoạn dự báo.
Theo dự báo, cơn bão nhiệt đới này có thể đổ bộ vào Isabela vào tối mai (ngày 23/10) và có thể rời khỏi khu vực dự báo của Philippines (PAR) vào tối thứ Sáu (ngày 25/10).
Không loại trừ khả năng thay đổi đường đi dự báo, tùy thuộc vào chuyển động của các hệ thống thời tiết xung quanh cơn bão nhiệt đới này trong vài ngày tới.
Kristine dự kiến sẽ vẫn là một cơn bão nhiệt đới trong 24 giờ tới. Nó có thể đạt đến cấp độ bão nhiệt đới dữ dội vào ngày mai (23/10) và có thể đổ bộ vào Isabela với tư cách là một cơn bão nhiệt đới dữ dội.
Đáng chú ý, hiện tại, vì cơn bão nhiệt đới này vẫn đang ở trên biển Philippines, nên không loại trừ khả năng cường độ mạnh nhanh do điều kiện môi trường thuận lợi.
Từ khoảng chiều và đêm 24/10, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông (phía đông kinh tuyến 118,5 độ kinh đông) gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh, sóng cao từ 3-5m, mưa giông kèm theo lốc xoáy nguy hiểm.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đối với khu vực trên đất liền, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Đặc biệt, trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Tác giả: Trúc Chi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy