Xuất khẩu thép tăng 31%.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thành phẩm các loại đến thời điểm này đã đạt trên 20 triệu tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017; bán hàng đạt hơn 18 triệu tấn, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt hơn 3,9 triệu tấn, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2017.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết: Các sản phẩm thép đều có mức tăng trưởng tốt trong 10 tháng qua, kể cả lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ. Không chỉ xuất khẩu tăng 31%, mà thép cũng được tiêu thụ khá tốt tại thị trường nội địa.
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất thép xây dựng trong 10 tháng đạt hơn 8,3 triệu tấn, tăng 9,8%; bán hàng đạt hơn gần 8,29 triệu tấn, tăng 13,8%. Đứng đầu về thị phần thép xây dựng là Tập đoàn Hòa Phát với 23,45%, tiếp đó là các đơn vị như: TCty Thép Việt Nam với 17,5%; Pomina với 9,97%; Posco SS chiếm 9,35% và Vinakyoei chiếm 8,38%.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép ngoại đang thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, đồng thời phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá (BPG) từ các nước nhập khẩu (NK) khiến XK thép gặp nhiều khó khăn. Trong đó, các thị trường quen thuộc trong ASEAN như: Thái Lan, Malaysia cũng đã khởi xướng các vụ kiện điều tra chống BPG đối với một số sản phẩm sắt thép có xuất xứ hoặc NK từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đây là thực trạng đáng lo ngại.
Tuy vậy, theo Hiệp hội thép Việt Nam, nếu không có những yếu tố bất ngờ, tiềm ẩn tác động, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép ở các thị trường lớn sẽ tiếp tục vững chắc về cuối năm. Ngành thép vẫn có dư địa tốt trong tăng trưởng.
Nói về các yếu tố có khả năng tác động đến tiêu thụ thép thế giới, ông Nguyễn Văn Sưa lưu ý, cần xem xét hàng loạt vấn đề, như: Hoa Kỳ sẽ nới lỏng thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ hay không; mức độ cắt giảm sản lượng mùa đông sẽ được thực thi tại Trung Quốc; những tác động từ sự đổ vỡ cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với nền kinh tế Trung Quốc...
Một yếu tố đưa ra bức tranh lạc quan cho ngành thép là, nhu cầu thép của châu Âu được dự báo sẽ tăng 2,2% trong năm nay nhờ vào nhu cầu sản xuất ôtô và xây dựng mạnh mẽ. Về vấn đề này, nhiều DN sản xuất cũng đưa ra dự báo khá lạc quan cho tiêu thụ thép thời gian tới.
Để ngành thép Việt Nam vượt qua các vụ kiện phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ DN trong các vụ việc điều tra. Về nội tại, các DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước; nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước...
Theo báo Lao Động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy