Vòng dốn ngoại đổ về Việt Nam vẫn khá khiêm tốn. Ảnh: Chí Hùng.
Tại hội thảo "Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới", nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) đang ghi nhận làn sóng quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các giao dịch thành công vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo bà Dung Dương, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường Việt Nam nhiều hơn hẳn các năm trước. Trong đó, 50% số nhà đầu tư là các tên tuổi mới trên thị trường, trước đây là Hong Kong, Singapore, nay còn có cả Nam Phi, Saudi Arabia.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, dòng vốn FDI chỉ chiếm 10% tổng số vốn mà doanh nghiệp huy động được.
Các nhà đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại được huy động vẫn chưa lớn như kỳ vọng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa mặn mà và sẵn sàng đón nhận dòng tiền này.
“Lãi vay của nhà đầu tư nước ngoài đưa ra rất cao, lên đến 18-20%. Các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ không chấp nhận mức lãi suất này. Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng chưa sẵn sàng minh bạch dòng tiền”, bà Dương chia sẻ.
Theo Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, thị trường đã ghi nhận các thương vụ M&A giữa doanh nghiệp Việt Nam và nàh đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay vẫn chưa có giao dịch lớn.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp ngoại đã chủ động tìm kiếm cơ hội những vẫn chưa thể thực hiện giao dịch thành công.
“Doanh nghiệp Việt Nam không mong muốn bán dự án bất động sản của mình. Trong khi đó, các đơn vị nước ngoài đang được quyền lựa chọn nên họ để giá rất thấp”, ông Công Ái bình luận.
Theo Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam, đơn vị đã chốt được một số đơn hàng ở Hà Nội và TP.HCM nhưng giá trị thương vụ rất nhỏ. Nhà đầu tư nước ngoài hiện mới chỉ lựa chọn xuống tiền tại 2 thành phố này.
“Khả năng dự án lớn lên tới 1,5 tỷ USD bị thâu tóm là rất khó, có thể mất hàng năm để thực hiện. Nhà đầu tư cũng không phải lúc nào cũng sẵn 1,5 tỷ USD để đầu tư”, ông Công Ái chia sẻ.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, một thông tin rất tích cực trong tuần vừa rồi là khả năng cao Quốc hội sẽ thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM với một số điểm nổi bật như đầu tư tài chính, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tạo điều kiện cho TP.HCM phân cấp TP. Thủ Đức…
“Nếu cơ chế này đi vào thực tiễn, hàng chục dự án lớn ở TP.HCM có thể được tiếp tục triển khai. Dù chính sách chưa đột phá nhưng giải quyết được nhiều vướng mắc, đặc biệt là vấn đề hạ tầng và bất động sản. Tôi nghĩ 90-95% khả năng Quốc hội sẽ thông qua”, ông Thành nhấn mạnh.
Vị tiến sĩ cho rằng tình hình thế giới vẫn đang có nhiều bất ổn. Tuy nhiên, thị trường bất động sản trong nước sẽ xuất hiện tín hiệu khởi sắc trong quý II. Về vấn đề FDI, ông Thành cho rằng Việt Nam cần có tính linh hoạt, vượt lên khuôn khổ pháp lý để hợp tác với các "tay chơi" lớn.
Tác giả: Thanh Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy