Trong cuộc phỏng vấn với YouTuber Stephen Gardner, cựu đặc vụ CIA Larry Johnson đã nói về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, bao gồm cả việc Mỹ tạm dừng chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
Mỹ là nước ủng hộ nhiệt thành và tích cực tham gia vào các nỗ lực nâng cao khả năng phòng không cho quân đội Ukraine. Tuy nhiên theo Johnson, hướng đi hiện nay của Mỹ là chỉ cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí thế hệ cũ và có chi phí thấp.
Ông Larry Johnson cho rằng sự thay đổi này xuất phát từ những lo ngại sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Kh-47 Kinzhal phá hủy hệ thống phòng không Patriot trong cuộc tấn công hồi tháng 5/2023.
“Chúng tôi đã không nghe được bất kỳ tin tức nào về hệ thống phòng không Patriot trong nhiều tháng qua. Có vẻ như Patriot đã bị phá hủy hoặc đang được sửa chữa, nhưng nó đã không còn xuất hiện trên chiến trường”, Johnson nói. Ông cũng chia sẻ thêm rằng, Mỹ đang gửi thêm hệ thống phòng không, nhưng sẽ không gửi Patriot.
Hệ thống Patriot.
Vào tháng 5, một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga đã làm hư hại 2 thành phần của hệ thống phòng không Patriot. Sau đó, Mỹ tuyên bố rằng hệ thống đã được sửa chữa và hoạt động bình thường trở lại.
Patriot được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, tuy nhiên Mỹ và các đồng minh không sở hữu nhiều hệ thống tên lửa này. Đây là loại vũ khí được Mỹ coi là có giá trị và phải được phân bổ cẩn thận, có tính đến các mối đe dọa xuất hiện từ nhiều điểm nóng toàn cầu.
Trong khi đó, Johnson cũng bày tỏ lo ngại khi Mỹ gửi xe tăng Abrams tới Ukraine, chiếc xe tăng này có thể phải đối mặt với sự hủy diệt trên chiến trường. Ông lập luận rằng những chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất này rất nặng và không được thiết kế riêng để hoạt động trên chiến trường Ukraine. Ngoài ra, lực lượng Ukraine cũng chưa được huấn luyện thành thạo để sử dụng hiệu quả những chiếc xe tăng này.
Bất lực trước bom trên không của Nga
Hệ thống phòng không Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến nhất được các quốc gia phương Tây cung cấp cho Kiev, nhằm hỗ trợ Ukraine phòng thủ trước các cuộc tấn công thường xuyên, liên tục bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Patriot có tầm bắn gấp ba lần các hệ thống phòng không khác của phương Tây cung cấp cho Ukraine như NASAMS và IRIS-T. Mỗi khẩu đội Patriot gồm có hệ thống phóng gắn trên xe tải được trang bị 8 bệ phóng, có khả năng chứa tối đa 4 tên lửa đánh chặn; ngoài ra còn có hệ thống radar mặt đất, trạm điều khiển và máy phát điện hỗ trợ.
Hệ thống này có thể bảo vệ một khu vực rộng tới 100 km2, nó có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu như máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, một báo cáo gần đây dẫn lời Oleksiy Melnyk, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Razumkov, một tổ chức tư vấn có trụ sở ở Kiev, xác nhận hệ thống phòng không Patriot không đạt được hiệu quả cao trong việc chống lại bom thả từ trên không.
Báo cáo lưu ý rằng, việc đánh chặn các loại bom có sức nổ mạnh trên không mà Lực lượng Vũ trang Nga sử dụng, đang đặt ra những thách thức đáng kể cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Những quả bom này, được sử dụng lần đầu tiên cách đây 50 năm ở Liên Xô, nay đã được Nga cải tiến thêm mô-đun GPS và cánh quạt lướt, do đó đã nâng cao độ dẫn đường chính xác và được bắn từ khoảng cách xa hơn.
Mặt khác, loại bom này chỉ tồn tại trên không trong thời gian rất ngắn, khoảng hơn một phút, ngay sau khi rời phương tiện phóng. Không giống như tên lửa hành trình hay máy bay không người lái, những quả bom nổ trên không rất khó theo dõi, chỉ xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ trên màn hình radar và nhanh chóng biến mất, vì vậy việc đánh chặn chúng trở nên khó khăn.
Chuyên gia Oleksiy Melnyk lập luận rằng các hệ thống chống tên lửa hàng đầu của phương Tây, như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, ban đầu không được thiết kế để chống lại những loại bom như vậy, khiến chúng kém hiệu quả hơn trước bom trên không có sức nổ cao.
Su-34 Nga ném bom từ trên không.
Yury Ihnat, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine cũng từng nhấn mạnh rằng “việc đánh chặn những quả bom như vậy là vô nghĩa”. Lực lượng vũ trang Ukraine tin rằng cách tiếp cận hợp lý nhất để giải quyết những quả bom này là vô hiệu hóa phương tiện mang chúng, tức là máy bay của đối phương.
Hơn nữa, những quả bom này còn được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các chiến lược gia quân sự Nga. Theo báo cáo, những quả bom này có giá dưới 2 triệu Rúp, tương đương khoảng 24.000 USD. Trong khi đó, một tên lửa hành trình Kalibr của Nga có giá gần 6,5 triệu USD.
Tác giả: Lê Hưng/Theo EurAsian Times
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy