Cho dù vậy, dự báo đúng vẫn là điều rất cần thiết. Vậy đâu là những nguyên nhân? Câu trả lời nằm ở mặt bằng giá cả của thị trường thế giới.
Mỗi tháng xuất khẩu điện thoại và linh kiện gần 4,4 tỉ đô la
Tuy kế hoạch trong ba năm trở lại đây luôn đưa ra mục tiêu kiểm soát nhập siêu trong khoảng dưới 3% và 5,5% kim ngạch xuất khẩu, nhưng thực tế năm 2016 đã xuất siêu gần 1,8 tỉ đô la Mỹ, năm 2017 xuất siêu 2,1 tỉ và năm 2018 đạt kỷ lục xuất siêu 6,8 tỉ đô la (khoảng 2,7% kim ngạch xuất khẩu).
Còn năm nay, với mục tiêu không đổi là nhập siêu dưới 3,5% như năm 2018, nhưng 10 tháng đầu năm xuất siêu tiếp tục cao, khoảng 7 tỉ đô la (gần 3,8%), cho nên khả năng rất cao là xuất siêu cả năm sẽ đạt kỷ lục mới.
Nếu căn cứ vào các số liệu thống kê, có thể cho rằng thực tế này bắt nguồn từ xu thế biến động của giá cả thế giới, nhưng yếu tố này đã không được tính tới, hoặc chí ít là chưa được tính tới một cách đầy đủ trong khi hoạch định các mục tiêu này trong điều kiện “rổ hàng hóa xuất, nhập khẩu” của nước ta cũng đã thay đổi.
Trước hết là, các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy từ sau năm 2011 đến nay giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới hầu như liên tục giảm hoặc trong xu thế giảm.
Cụ thể, nếu lấy năm 2010 là mốc để so sánh thì giá năng lượng thế giới năm 2011 đạt kỷ lục 128,7%, giá hàng phi năng lượng cũng đạt kỷ lục 119,6%, còn năm 2018 chỉ còn 87% và 85,2%, chín tháng đầu năm nay chỉ còn 76,6% và 81,6%.
Còn đối với Việt Nam, theo các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của cơ quan hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng có số liệu thống kê cả về lượng lẫn giá trị (gồm 16 mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu và nông sản) năm 2012 đạt hơn 29,9 tỉ đô la, nhưng nếu quy về giá của năm 2011 thì đạt hơn 32,6 tỉ đô la, tức là chúng ta đã bị thua thiệt về giá gần 2,7 tỉ đô la (khoảng 9%).
Xu thế này vẫn tiếp tục từ đó đến nay và ba con số tương ứng năm 2018 là 29,8 tỉ đô la - 10,4 tỉ đô la và 34,8%, còn chín tháng đầu năm nay là 21,4 tỉ đô la - 10,4 tỉ đô la và 48,6%.
Thực tế đó có nghĩa là, trái ngược với xu thế tăng rất mạnh trong cả một thời kỳ dài trước đó, khối lượng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam tuy đã tăng chậm lại, nhưng nó đã cộng hưởng với tác động hết sức bất lợi của giá cả thị trường thế giới, cho nên đã gần như không tăng, đồng nghĩa không những chỉ với việc nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đương nhiên bị “co lại” rất nhiều, mà còn là những thua thiệt về giá mà chúng ta phải chịu đã ngày càng lớn.
Thế nhưng, tình hình trong nhập khẩu hầu như lại ngược lại.
10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 10 tháng đầu năm nay. Đồ họa Hoàng Triết. |
Trước hết, các số liệu thống kê cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu 17 mặt hàng có số liệu thống kê cả về lượng lẫn giá trị (cũng gồm nguyên, nhiên, vật liệu và nông sản) năm 2012 gần 33,8 tỉ đô la, nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì tương ứng gần 35,5 tỉ đô la, tức là chúng ta đã được lợi về giá hơn 1,7 tỉ đô la (5%).
Xu thế này không chỉ tiếp tục mà còn mạnh hơn rất nhiều kể từ đó đến nay và ba con số tương ứng năm 2018 là gần 56,7 tỉ đô la - hơn 16,1 tỉ đô la và 28,5%, còn chín tháng đầu năm nay là 45,1 tỉ đô la - 16,1 tỉ đô la và 37,3%.
Thực tế đó có nghĩa là, nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam từ năm 2011 đến nay vẫn tiếp tục xu thế tăng rất mạnh trong cả một thời kỳ dài trước đó, nhưng giá cả của thị trường thế giới giảm đã làm cho nó bị “mờ” đi rất nhiều. Việc giá cả giảm không chỉ làm mờ đi mức độ tăng nhập khẩu mà đồng thời những khoản lợi về giá mà Việt Nam đã được hưởng ngày càng lớn.
Trong điều kiện xuất nhập khẩu như vậy, đối với nền kinh tế nói chung, từ chỗ khoản lợi về giá trong nhập khẩu không đủ bù cho khoản thua thiệt trong xuất khẩu (năm 2012), chúng ta đã rất nhanh chóng chuyển sang hưởng lợi ròng không hề nhỏ từ đó đến nay.
Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê cho thấy, nếu như khoản lợi về giá trong nhập khẩu còn nhỏ hơn khoản thiệt trong xuất khẩu gần 1 tỉ đô la trong năm 2012, thì ngay trong năm sau đó chúng ta được hưởng lợi ròng gần 200 triệu đô la, năm 2016 đạt kỷ lục 14,7 tỉ đô la, còn năm 2018 đạt gần 6 tỉ đô la và chín tháng đầu năm nay đạt gần 5,8 tỉ đô la.
Rõ ràng, khi nhập khẩu bị “co lại” mạnh hơn rất nhiều so với xuất khẩu như vậy, bên cạnh nguyên nhân xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến đã dần từng bước chuyển biến tương đối đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều hơn, những biến động của giá cả trên thị trường thế giới chính là tác nhân đặc biệt quan trọng dẫn đến việc nền kinh tế chuyển sang xuất siêu.
Không những vậy, với một nền kinh tế ở trình độ phát triển vẫn còn rất khiêm tốn, nhưng có độ mở đặc biệt lớn, việc giá hàng hóa thế giới nhiều năm liên tục tụt dốc mạnh còn có tác dụng “làm mát” rất lớn đối với thị trường trong nước. Chỉ cần nhìn vào giá lương thực trong nước trong nhiều thập kỷ qua luôn luôn biến động cùng chiều với giá gạo xuất khẩu cũng đủ thấy điều đó.
Điều đó cũng có nghĩa là, trong thành tựu kiểm soát lạm phát rất ấn tượng của nước ta trong những năm gần đây cũng có phần đóng góp không nhỏ của thị trường thế giới.
Nói tóm lại, không thể phủ nhận những thành tựu rất quan trọng đã đạt được là bắt nguồn từ những yếu tố chủ quan, nhưng cũng không công bằng nếu không đánh giá đúng những nguyên nhân khách quan. Do vậy, chú ý đúng mức đến các yếu tố khách quan ngay từ khi hoạch định các mục tiêu kế hoạch chắc chắn sẽ góp phần thực hiện tốt hơn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy