Liên tiếp kinh doanh thua lỗ
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022 vừa công bố của Công ty Bia Hà Nội - Thanh Hóa (Bia Thanh Hóa), trong quý 3, công ty này ghi nhận kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ hơn 6,2 tỷ đồng.
Theo đó, trong quý 3, Bia Thanh Hóa ghi nhận các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng cao, lần lượt đạt mức 16,6 tỷ và 41,5 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, các khoản chi phí trên lần lượt là 8,8 tỷ đồng và 30,9 tỷ đồng. Như vậy, tính riêng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ này của Bia Thanh Hóa đã tăng gần 100% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý này, Bia Thanh Hóa ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 446,3 tỷ đồng, đồng thời, giá vốn đạt 394,9 tỷ đồng. Trong kỳ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Bia Thanh Hóa đạt 51,4 tỷ đồng, tăng khoảng 7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, là khoản doanh thu từ hoạt động tài chính hơn 370 triệu đồng.
Tuy nhiên, với việc quản trị chưa hiệu quả của Bia Thanh Hóa đã khiến các chi phí "nuốt" hết lợi nhuận gộp hơn 51,4 tỷ, và khiến lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh của công ty lỗ 6,2 tỷ đồng.
Một số sản phẩm chủ đạo của Bia Thanh Hóa.
Theo tìm hiểu, đây là quý thứ 3 liên tiếp Bia Thanh Hóa ghi nhận kết quả thua lỗ từ hoạt động kinh doanh trong năm 2022.
Cụ thể, trong quý 1 năm nay, công ty này đã phải chịu khoản lỗ 5,68 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 271 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 27 tỷ đồng nhưng các chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng chiếm khoảng 33 tỷ đồng đã nuốt ngược số lợi nhuận ít ỏi trên.
Tương tự, trong quý 2, Bia Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động động kinh doanh lỗ 12,3 tỷ. Trong đó, doanh thu ghi nhận 371 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 36 tỷ đồng. Các khoản chi quản lý doanh nghiệp và bán hàng chiếm tới gần 49 tỷ đồng khiến Bia Thanh Hóa tiếp tục có kết quả kinh doanh thua lỗ.
Liên tiếp bán tài sản "trốn lỗ"
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, mặc dù ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm, tuy nhiên Bia Thanh Hóa vẫn lật ngược tình thế bằng khoản thu nhập khác tới chủ yếu từ Công ty TNHH MTV thương mại Habeco Miền Trung- là công ty con của Bia Thanh Hóa.
Theo đó, trong quý 3, Công ty Bia Thanh Hóa ghi nhận khoản thu nhập khác 16 tỷ đồng, khoản thu này đã giúp Bia Thanh Hóa "về đích đẹp" trong quý 3 với khoản lợi nhuận sau thuế 7,2 tỷ đồng sau khi trừ đi khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lý giải về khoản lợi nhuận này, trong báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Bia Thanh Hóa cho biết, kết quả kinh doanh trên tới từ việc tăng sản lượng bán ra và khoản thu từ thanh lý xe tại Công ty TNHH MTV thương mại Habeco Miền Trung.
Đáng chú ý, đây cũng không phải lần đầu "bùa hộ mệnh" thu nhập khác được công ty này đem ra sử dụng để cứu vãn cho kết quả kinh doanh chính bết bát.
Cụ thể, trong quý 2, khoản thu khác hơn 23 tỷ đồng đã giúp Bia Thanh Hóa "xóa" khoản lỗ 12,3 tỷ từ hoạt động kinh doanh, và ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế hơn 9 tỷ đồng. Tương tự, khoản thu khác này cũng được Bia Thanh Hóa lý giải chủ yếu thu từ nghiệp vụ thanh lý xe, hay nói cách khác là bán tài sản của công ty con. Đồng thời, động thái này cũng đã giúp các lãnh đạo Bia Thanh Hóa "về đích đẹp" với kết quả lợi nhuận sau thuế hơn 2,8 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Bia Thanh Hóa từ đầu nằm tới nay liên tục lỗ nếu không tính đến các khoản thu khác ngoài hoạt động động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp này.
Thêm một điểm đáng chú ý, theo tìm hiểu của Người Đưa Tin, từ năm 2019 tới nay, doanh thu của Bia Thanh Hóa thường ghi nhận con số dao động trong khoảng từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận tương ứng đều rất thấp.
Cụ thể, năm 2019 Bia Thanh Hóa ghi nhận doanh thu 1.174 tỷ và 15,4 tỷ lợi nhuận; năm 2020 là 1.414 tỷ đồng và 3,07 tỷ đồng lợi nhuận và năm 2021, bia Thanh Hóa đã ghi nhận hơn 1.308 tỷ đồng doanh thu nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ cũng chỉ ở mức 5,6 tỷ đồng.
Điệp khúc "doanh thu khủng, lợi nhuận èo uột" trong 3 năm qua của Bia Thanh Hóa.
Theo thông tin công bố, Bia Hà Nội hiện nắm 55% cổ phần của Bia Hà Nội- Thanh Hóa. Trong khi đó, Bộ Công Thương nắm 81,79% cố phần của bia Hà Nội.
Liên quan việc thoái vốn, Bộ Công thương đã trình Chính phủ về kế hoạch thoái vốn Nhà nước, và đang chờ quyết định cụ thể.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Bia Hà Nội Thanh Hóa nói riêng và kết quả chung của Công ty mẹ Bia Hà Nội (Habeco) sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá trị cổ phần mà Nhà nước thu được khi thoái vốn trong thời gian tới.
Ghi nhận, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/10, giá cố phiếu Bia Thanh Hóa (Mã cổ phiếu: THB) đóng cửa ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu và không có phát sinh giao dịch.
Tác giả: Việt Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bộ đồ thờ Bát Tràng
- Mua ngay bát nhang đồng
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- Tổng hợp cách sưởi ấm cho chó con hiệu quả
- Dịch vụ thu mua kính cường lực cũ Hà Nội
- video editing services for youtube
- Chuyên nhà xưởng bán giá tốt
- Đèn LED ray nam châm tphcm
- Chủ đề phong thủy đời sống Sổ bán hàng
- Báo giá dịch vụ quay TVC quảng cáo uy tín
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy