Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của 2 Thành viên HĐQT llà ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng vào ngày 5/4.
Trong đơn từ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết vì lý do cá nhân nên không thể tiếp tục tham gia HĐQT tại ngân hàng. Trước đó, vào ngày 23/03/2023, ông Hùng cũng đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD).
Đồng thời, ông Nguyễn Hiếu cũng xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Trước đây, ông Hiếu là đại diện cho 1 nhà đầu tư, hiện nhà đầu tư này đã bán hết cổ phần tại Eximbank cho 1 nhà đầu tư khác.
Trước đó, ông Hiếu và ông Tùng cùng được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần thứ hai diễn ra vào ngày 15/2/2022.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital, ông cũng kiêm nhiệm một số chức vụ tại các đơn vị khác như Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến vật liệu xây dựng An Giang; CTCP Xuất nhập khẩu cà phê Đà Lạt; Công ty TNHH Taxi Việt Nam; CTCP BCC Land; CTCP BCC Energy.
Ông Nguyễn Thanh Hùng.
Ông Nguyễn Hiếu (sinh năm 1973) là thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt. Ông nhận được sự đề cử vào HĐQT của nhóm cổ đông Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited và ông Trần Công Cận.
Sau khi nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Thanh Hùng và ông Nguyễn Hiếu, HĐQT Eximbank còn lại 5 thành viên với Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương, bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng là thành viên độc lập.
2 nhân sự cấp cao rời Eximbank trong thời điểm ngân hàng sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tại Tp.HCM vào ngày 14/4 tới đây.
Theo tài liệu công bố, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 34,8% so với năm 2022 là 3.709 tỷ đồng.
Tổng tài sản năm 2023 ước đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022. Dư nợ cấp tín dụng dự kiến tăng 12,3%, đạt 146.600 tỷ đồng, có thể được điều chỉnh tùy chỉnh theo định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước tăng 11% lên 165.000 tỷ đồng. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 1,6%.
Đáng chú ý, ngân hàng cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2022.
Cụ thể, Eximbank dự kiến phát hành 265,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỉ lệ 18% (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm phát hành sẽ được nhận số cổ phần mới tối đa 18 cổ phần). Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành sẽ được tăng lên mức 17.469 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế năm trước (đến cuối năm 2021) và lợi nhuận của năm 2022 sau khi trích lập các quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên cổ đông của Eximbank được nhận cổ tức trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014. Lần Eximbank chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Tác giả: Lê Thanh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy