Chiều 8/8, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 13h, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.
Đêm nay và sáng mai, hình thái này đi chậm theo hướng bắc đông bắc và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13h ngày 13/8, tâm bão nằm trên khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.
Sau đó, bão đổi hướng liên tục theo hướng bắc và tây bắc, tăng tốc lên 10-15 km/h và khả năng mạnh thêm. Chiều 10/8, tâm bão nằm trên khu vực phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.
Sau thời điểm này, bão chuyển hướng về phía đất liền Bắc Bộ nước ta nhưng suy yếu dần. Hình ảnh dự báo đường đi cho thấy chiều 11/8, hoàn lưu sau bão ảnh hưởng đến khắp các tỉnh, thành phố Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh: NCHMF.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới nằm từ vĩ tuyến 14,5 đến 19,5 độ vĩ bắc và từ kinh tuyến 110 đến 115 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Sóng cao 3-5 m, biển động mạnh.
Do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng cao 2-4 m, biển động.
Trong khi đó, mưa rào và dông có thể xuất hiện khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), phía nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan. Mưa khả năng đi kèm lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cùng ngày, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai có công văn gửi đơn vị chức năng các tỉnh, thành phố yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trên biển.
Địa phương cần kịp thời nắm bắt số lượng các phương tiện hoạt động trong vùng nguy hiểm và thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện biết để chủ động phòng tránh; đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Đồng thời, các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Tác giả: Mỹ Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy