Tin liên quan
Bloomberg viết, để có cái nhìn tổng quan việc Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ xấu 3 năm về trước như thế nào, hãy xem xét những yếu tố dưới đây.
Từ đầu năm đến nay, giá trị cổ phiếu của 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam tăng trưởng trung bình 62%. Riêng cổ phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện đang là cổ phiếu tốt nhất trong số các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cận biên Việt Nam năm 2015.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ bằng khoảng 1/6 so với mức cách đây 3 năm đồng thời các khoản vay mua bất động sản có xu hướng tăng mạnh.
Từ các yếu tố trên, không quá ngạc nhiên khi công ty Dragon Capital – công ty quản lý quỹ nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam – cùng với công ty chứng khoán Kim Eng Securities đang tỏ ra rất lạc quan về triển vọng của các ngân hàng Việt, thậm chí còn đưa ra nhận định rằng giá trị cổ phiếu của các ngân hàng này sẽ còn gia tăng đến mức cao trong tương lai.
Giá trị cổ phiếu của 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam so với chỉ số MSCI Frontier Markets Index từ đầu năm đến nay (Ảnh: Bloomberg)
“Năm tới, các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn và lợi nhuận sẽ khởi sắc” – ông Bill Stoops, Giám đốc đầu tư của quỹ Dragon Capital tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Vẫn còn nhiều khả năng để (giá cổ phiếu) gia tăng hơn nữa” – ông nói thêm.
Niềm tin của lãnh đạo quỹ Dragon Capital là minh chứng cho những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong 3 năm qua để cải tổ hệ thống ngân hàng từ sau cuộc khủng hoảng nợ xấu gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và dẫn đến việc một số lãnh đạo ngành ngân hàng Việt Nam vướng vào vòng lao lý.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã buộc một số ngân hàng phải thực hiện sát nhập hoặc tuyên bố phá sản, thực hiện theo tiến trình của kế hoạch cắt giảm số lượng ngân hàng xuống dưới 15 ngân hàng vào năm 2017 từ con số gần 40 ngân hàng hiện tại.
Cổ phiếu của BIDV – ngân hàng lớn thứ hai của Việt Nam tính theo vốn hóa thị trường, đã tăng 90% từ đầu năm 2015 đến nay. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, ngân hàng lớn nhất Việt Nam, tăng 50%. Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tăng 47%. Trong khi chỉ số MSCI Frontier Markets Index – chỉ số MSCI đối với thị trường cận biên (xếp hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại), thể hiện xu hướng ngược với mức giảm 13%.
Cổ phiếu BIDV tăng đến 90% từ đầu năm đến nay (Ảnh: Internet)
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tính đến tháng 9/2015 là khoảng 2,9% giảm mạnh từ mức 17% trong năm 2012 nhờ vào việc VAMC – Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam mua lại 91,3 nghìn tỷ đồng (tương đương với 4,08 tỷ USD) nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thực hiện một vài hoạt động chưa từng có tiền lệ từ trước để quốc hữu hóa một vài ngân hàng.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Trần Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, có khoảng 30.000 giao dịch bất động sản đã được thực hiện, ngang với con số của cả năm 2014.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu BIDV là 12,3 lần, trong khi Vietcombank là 25,2 lần, VietinBank là 13,2. Trong khi đó hệ số P/E của thị trường sơ khai là 10,6 lần.
Tỷ lệ này là quá cao – ông James Bannan, giám đốc điều hành quỹ Frontier Markets Fund thuộc quỹ đầu tư Coeli Asset Management SA có trụ sở tại Thụy Điển cho biết. Các ngân hàng Việt là một trong số các ngân hàng đắt giá nhất hành tinh – ông James nói.
Ông Patrick Mitchell, giám đốc marketing tại Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Securities, cho biết sở dĩ cổ phiếu các ngân hàng Việt được định giá cao như vậy là do triển vọng kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện nhiều.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm 2015 được dự báo có thể đạt 17% - mức cao nhất kể từ năm 2011. Đồng thời chính phủ cũng dự đoán GDP Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2016. Nếu thành hiện thực đây sẽ là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 9 năm qua được thúc đẩy bởi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
PricewaterhouseCoopers (PwC) - một trong 4 công ty kiểm toán độc lập lớn nhất thế giới đầu năm nay dự đoán, đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
“Với một môi trường vĩ mô tích cực và sự vực dậy của thị trường bất động sản, chúng tôi dự đoán hoạt động của ngành ngân hàng cũng sẽ tiến triển tốt đẹp” – ông Mitchell nói.
Phương Phương – Theo Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy