Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan chuẩn bị, trình Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án. Tại phiên họp thứ 33, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Công an chuẩn bị, trình dự án Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.
Đối với dự án Luật Căn cước công dân và dự án Luật CAND, sau khi được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, dự thảo tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội. Về dự án Luật Căn cước công dân, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay, Ủy ban đã có báo cáo xin ý kiến UBTV Quốc hội một số vấn đề lớn nhằm tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.
Theo Ủy ban, có ba vấn đề lớn cần xin ý kiến. Thứ nhất, về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Vấn đề này đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật một chương hoặc một số điều để làm rõ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mối quan hệ với các cơ quan chuyên ngành khác, trong đó có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ chế bảo mật, khai thác, chia sẻ, sử dụng thông tin... Thứ hai, về số định danh cá nhân. Đối với quy định số định danh 12 số, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí việc quy định 12 số như dự thảo, đồng thời đề nghị bổ sung một số điểm như cấu trúc số định danh, thẩm quyền, phương thức cấp... Theo đó, việc xây dựng 12 số là phù hợp quy mô dân số nước ta hiện nay và lâu dài. Thứ ba, về thẻ căn cước công dân.
Dự án Luật CAND cũng đã được UBTV Quốc hội chỉ đạo cơ quan chức năng chỉnh lý, tiếp thu trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội. Dự thảo luật sửa đổi một số nội dung như nhiệm vụ và quyền hạn của CAND được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các luật có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CAND trong thời gian gần đây. Tại chương IV về sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND quy định hệ thống cấp bậc hàm và đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng hàm cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND. Quy định chức vụ của sĩ quan CAND, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan CAND; về hạn tuổi phục vụ; về nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan CAND; những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND không được làm...
Qua thảo luận tại Quốc hội, UBTV Quốc hội, dự thảo luật chỉnh lý, bổ sung một số nội dung cho phù hợp, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ như quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với sĩ quan đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy trong CAND.
Về dự án Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, trong phiên họp toàn thể lần thứ 15, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng đã cho ý kiến. Đây là dự án Pháp lệnh quan trọng, nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về môi trường ngày càng phức tạp như hiện nay. Dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát môi trường có 6 chương, 32 điều. Trong đó, dự thảo quy định Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về tài nguyên, môi trường, an toàn thực phẩm. Nhiều vấn đề được thảo luận về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường; tên gọi Pháp lệnh; vai trò của lực lượng Cảnh sát môi trường ở các cấp...
Đối với báo cáo về Công ước chống tra tấn, hiện đang được Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành liên quan tích cực chuẩn bị. Kể từ khi Việt Nam ký Công ước chống tra tấn, Bộ Công an đã chủ động tích cực triển khai các họat động để nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề xuất phê chuẩn Công ước và dự kiến Kế hoạch thực thi Công ước chống tra tấn giai đoạn 2014-2020. Hiện có 81 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ký Công ước.
Tại hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức hồi tháng 6/2014, các ý kiến đánh giá, việc ký Công ước là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an, việc nghiên cứu phê chuẩn Công ước có nhiều thuận lợi vì năm 2013, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, trong đó có các quy định trực tiếp về chống tra tấn. Đây là những cơ sở hiến định đặc biệt quan trọng và là cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước có liên quan đến chống tra tấn. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó có các quy định về quyền con người và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Việt Nam cũng đã có lộ trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, xây dựng các dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tạm giam, tạm giữ… nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu, phê chuẩn và dự kiến triển khai thực hiện Công ước trên thực tế
Theo Minh Đăng – CAND.com.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy