Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 28/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thành phố không thể bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trực tiếp truyền thống. Theo đó, học sinh trung học sẽ học trực tuyến bắt đầu từ ngày 1/9, còn bậc tiêu học từ ngày 8/9. Học sinh mầm non sẽ bắt đầu năm học muộn hơn khi tình hình dịch bệnh ổn định.
TP HCM cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho việc học trực tuyến hết học kỳ I. Các địa phương kiểm soát dịch tốt sẽ tổ chức dạy trực tiếp ngay khi đủ điều kiện, tận dụng tối đa thời gian dạy trực tiếp, đặc biệt với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và lớp cuối cấp.
Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, việc dạy học trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét việc kéo dài thời gian năm học để đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt với các khối lớp nhỏ 1, 2, 3.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT).
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, theo khung chương trình kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022 thực chất trong đó đã có 2 tuần dự phòng cho những trường hợp đặc biệt như phòng chống thiên tai, khí hậu, thời tiết,...
“Trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần).
Ngoài ra, theo Công văn số 2551/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền quyết định thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày, để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục trong trường hợp đặc biệt. Như vậy, các địa phương hoàn toàn có thể chủ động để có thể có thêm 1 tháng”, ông Thành nói.
Ông Thành cho hay, ít nhất 1 tháng đó thì vẫn còn đủ thời gian để địa phương chủ động và chưa cần phải xin kéo dài thêm.
“Chưa kể, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học cũng hướng dẫn các địa phương cố gắng bố trí cho các trường dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Có nghĩa thời gian thực học là 35 tuần với chương trình 1 buổi/ngày, 6 buổi/tuần; nhưng nếu trường bố trí nhiều hơn 6 buổi/tuần thì có thể khoảng thời gian thực đến trường có thể nhỏ hơn 35 tuần thực tế nhưng vẫn đảm bảo được chương trình”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, sau đó, nếu trường hợp bất khả kháng tiếp diễn, địa phương mới thống nhất với Bộ GD-ĐT để có phương án, có thể tương tự như năm học 2019-2020.
Tác giả: Thanh Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy