Quy định trên được Bộ GD&ĐT nêu trong Thông tư 27 về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế thông tư 25 trước đó.
Theo đó, từ năm học 2024 - 2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng lựa chọn sách riêng thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước.
Hội đồng lựa chọn sách do hiệu trưởng thành lập. Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.
Từ năm học tới, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.
Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.
Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng. Bên cạnh đó, Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở.
Căn cứ vào kết quả của các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các trường tại địa phương.
UBND cấp tỉnh phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30/4 hàng năm.
Trong quá trình sử dụng, nếu có kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh, các trường đề xuất Phòng hoặc Sở GD&ĐT về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách.
Trong 3 năm học qua 2021, 2022, 2023, hội đồng chọn sách do UBND tỉnh thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến. Tuy nhiên việc chọn sách thời gian qua vấp phải nhiều sự phản đổi của giáo viên, chuyên gia.
Trong kỳ họp 5 Quốc hội khoá XV, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, "có tình trạng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc chọn sách giáo khoa". Bà đã đề xuất giao cho các nhà trường, giáo viên quyền lựa chọn sách, thay vì UBND cấp tỉnh.
Giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng cũng tham gia chọn SGK Thông tư 27 quy định chi tiết quy trình lựa chọn sách giáo khoa: 1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. 2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường). 20 ngày trước phiên họp, các giáo viên phải viết phiếu nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Tổ chuyên môn họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 1 sách giáo khoa cho môn học đó. 3. Dựa trên kết quả của các tổ chuyên môn, Hội đồng sẽ họp, tổng hợp kết quả lchọn sách giáo khoa. 4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này. 5. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng hoặc Sở GD&ĐT. |
Tác giả: Hà Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy