Bộ GTVT vừa có dự thảo Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Giao thông "khước từ" đề nghị xây dựng sân bay của 11 địa phương.
Tại tờ trình, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, dự báo, đến năm 2030, tổng nhu cầu sản lượng hành khách dự kiến thông qua các cảng hàng không (CHK) khoảng 278 triệu hành khách/năm. Tổng nhu cầu sản lượng hàng hóa dự kiến thông qua các CHK đến năm 2030 khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa/năm.
Dự báo tổng nhu cầu sản lượng hành khách thông qua các CHK đến năm 2050 khoảng 490 triệu hành khách/năm. Tổng nhu cầu sản lượng hàng hóa dự báo thông qua các CHK đến năm 2050 khoảng 16 triệu tấn hàng hóa/năm.
"Mục tiêu chung đến năm 2030 là xây dựng hệ thống CHK hợp lý, theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải, hội nhập quốc tế sâu rộng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030", người đứng đầu ngành GTVT cho biết.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch sân bay, 11 tỉnh đề nghị bổ sung sân bay cho địa phương mình gồm Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh và Ninh Thuận.
Tuy nhiên để xác định và quy hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung các sân bay trong mạng cảng hàng không toàn quốc, Tư vấn ADPi (Pháp) đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cơ sở dự báo nhu cầu vận tải của 5 loại hình vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không), điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế và các phương pháp khoa học...
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch CHK quốc tế Hải Phòng nhằm mục đích dự bị cho CHK quốc tế Nội Bài và CHK quốc tế Cát Bi.
Đơn vị tư vấn đề xuất 6 tiêu chí chính về sự cần thiết và mức độ khả thi đối với cảng hàng không mới gồm: Nhu cầu sản lượng, kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch), an ninh quốc phòng (chiến lược, dự phòng chiến lược), khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không, thời tiết, đất đai), cự ly bố trí (cự ly tới đô thị trung tâm, cự ly tiếp cận các cảng hàng không lân cận)… Trên cơ sở đó, tư vấn đã rà soát kỹ lưỡng lại kết quả và đối chiếu với các tiêu chí đánh giá.
Với đề nghị của 11 tỉnh về việc bổ sung quy hoạch sân bay mới, điểm đánh giá không cao, không nằm trong 30 tỉnh, thành phố có tổng điểm cao nhất cả nước. Vì vậy, Tư vấn ADPi đề nghị không bổ sung các sân bay theo đề nghị của các địa phương.
Trong quy hoạch này, Bộ GTVT cũng đề cập tới việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng CHK tại các đảo như Lý Sơn, Phú Quý… quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch CHK quốc tế Hải Phòng nhằm mục đích dự bị cho CHK quốc tế Nội Bài và CHK quốc tế Cát Bi.
Hệ thống 28 cảng hàng không hiện nay
Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, cả nước có 28 CHK, trong đó 14 CHK quốc tế gồm: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương; 14 CHK quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo.
Định hướng đến năm 2050, chỉ bổ sung CHK Cao Bằng vào quy hoạch. Lúc đó, cả nước có 29 sân bay bao gồm 14 sân bay quốc tế, 15 sân bay nội địa.
Hiện nay Việt Nam có 22 sân bay đang khai thác. Trong đó, có 9 CHK quốc tế gồm: Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc; 13 CHK quốc nội là Điện Biên, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Cà Mau, Rạch Giá và Côn Đảo.
Với 22 CHK hoạt động theo mô hình trục nan, CHK quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là 2 đầu mối chính đóng vai trò gom hành khách và hàng hóa để nối với các đường bay quốc nội và quốc tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa việc đi lại khó khăn.
Các CHK đều đang dùng chung hàng không dân dụng và quân sự, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống CHK đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động khẩn nguy, cứu trợ như phòng chống dịch bệnh, thiên tai, phòng ngừa bạo loạn... góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tác giả: Phi Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Cách chống thấm cổ ống xuyên sàn mới
- Tiện ích Khu dân cư Nam Long Cần Thơ
- Dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng
- Đọc phong vân tại https://uytin.it.com/
- sun city hà nam
- The emerald 68 thuận an
- ecommerce warehousing in viet nam
- Mua bán Eaton Park Quận 2 Gamuda Land
- Thiết kế văn phòng không gian mở
- Nhà ở xã hội K Home Kim Oanh
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy