Tin liên quan
Đó là khẳng định trong báo cáo về Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ ngành (MEI) năm 2014 vừa được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chiều qua (22/06).
Ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại lễ công bố MEI 2014
Phát biểu tại lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch VCCI hy vọng: “Việc công bố chỉ số MEI hằng năm đi cùng với kỳ vọng giúp các chủ thể liên quan có các biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục phát huy những mặt tích cực, cải thiện những khía cạnh còn hạn chế trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật của các bộ, góp phần cùng Nhà nước và xã hội xây dựng một môi trường chính sách, pháp luật hiệu quả hơn, thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp theo mệnh lệnh của người đứng đầu Chính phủ, đó là đẩy mạnh cải cách, đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng DN và người dân”.
MEI năm 2014 là bộ Chỉ số được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011. Đây là một trong những công cụ chính sách để Chính phủ, Bộ ngành đánh giá tình hình thực hiện và triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
MEI 2014 được thực hiện dựa trên 19 chỉ tiêu được tập hợp trong 5 Chỉ số và được khảo sát, đánh giá bởi hơn 228 hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho 409.000 doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh trong toàn quốc về năng lực xây dựng và thực thi pháp luật ở 14 bộ ngành, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
Năm 2014, 4 trong 5 Chỉ số đánh giá, MEI năm 2014 của các Bộ, ngành đã tăng điểm so với MEI 2012, với mức tăng trung bình chung là 10%. 3 trong số 5 Chỉ số có điểm trung bình khá, 70,46 điểm/100. 5 Chỉ số độc lập tương ứng với 5 bảng xếp hạng của MEI năm 2014 là cơ sở cho cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là: Chất lượng văn bản; Công khai thông tin, tuyên truyền và phổ biến pháp luật và Rà soát, kiểm tra tổng kết thi hành pháp luật ở các Bộ ngành.
Kết quả lần lượt là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đứng đầu về hiệu quả soạn thảo Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) với 58,08 điểm/100. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đứng đầu về xếp hạng chất lượng VBQPPL với 66,08 điểm, Bộ Thông tin và Truyền thông đứng đầu xếp hạng hiệu quả Công khai thông tin, truyền thông và phổ biến pháp luật với 62,60 điểm, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu trong thi hành pháp luật với 74,59 điểm, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đứng đầu về rà soát, kiểm tra và tổng kết thi hành pháp luật với 68,22 điểm.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang - thành viên nhóm nghiên cứu MEI VCCI công bố MEI 2014
“So với kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về một Chính phủ hiệu quả thì vẫn còn một khoảng cách xa. Đặc biệt, phát hiện rất quan trọng mà báo cáo nghiên cứu chỉ ra là mảng tối nhất trong MEI 2014 là hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật trong khi mảng tổ chức thực thi lại được đánh giá cao” – Chủ tịch VICC đánh giá
Một điều bất ngờ sau những nghiên cứu về đánh giá của các doanh nghiệp đối với tình hình xây dựng và thực thi của các Bộ, ông Lộc cũng cho biết: “Lâu nay chúng ta vẫn tin rằng pháp luật, chính sách tốt mà thực hiện tồi... nhưng phát hiện của báo cáo lại hoàn toàn có lý. Vì thực tế cộng đồng DN kỳ vọng vào việc xây dựng thể chế chính sách, thiết lập hệ thống”.
Bên cạnh đó, sự cải thiện đáng kể của MEI 2014 so với năm 2012, 2013 thể hiện ở chỗ “hội chứng trung bình”, làm vừa đủ đã không còn nữa. Tất cả các bộ, ngành đều bắt đầu có những nỗ lực nhất định để thực hiện trách nhiệm của mình một cách có hiệu quả hơn. Điểm số ở mức trung bình khá và khá của các bộ, ngành đã tăng lên theo cảm nhận của DN.
“Hội chứng dàn hàng ngang” cũng đã bị phá vỡ khi ở một vài chỉ tiêu đã bắt đầu có sự bứt phá ở một số bộ, ngành, bước đầu tạo ra một số thực tiễn tốt có thể tham khảo, nhân rộng.
Phát biểu góp ý tại lễ công bố, bà Victor Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định: “Cùng với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đánh giá môi trường kinh doanh của EuroCham, AmCham thì MEI 2014 đã và đang là những chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam từ cộng đồng doanh nghiệp, khu vực dân doanh và các nhà đầu tư nước ngoài. WB kỳ vọng Việt Nam sẽ sử dụng các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, người dân để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong thời gian tới”.
Hoa Liên – Ngọc Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy