Phương tiện lưu thông trên làn thu phí tự động của một trạm BOT đã vận hành và khai thác. (Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC và các nhà đầu tư BOT đẩy nhanh triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng tại các dự án thu phí đường bộ.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ và phụ lục hợp đồng dịch vụ đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.
“Chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ căn cứ phương án đầu tư, vận hành tại các trạm thu phí, phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ khẩn trương triển khai lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại các cửa thu phí còn lại đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020," lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 1 gồm các trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến cao tốc đến nay đã có 40/44 trạm triển khai và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng.
Bốn trạm còn lại của giai đoạn 1 chưa triển khai là các trạm thuộc hệ thống đường cao tốc do VEC đang quản lý thực hiện do những vướng mắc về do nguồn vốn triển khai, tái cơ cấu các dự án và không thể hoàn thành trong năm 2020.
Đối với 33 trạm giai đoạn 2 của dự án, hiện nay có 25/33 trạm đã được 20 nhà đầu tư quản lý ký phụ lục hợp đồng thu phí tự động không dừng.
Với các trạm thu phí do địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện, trong tổng số 15 địa phương với 35 trạm thu phí, hiện có 19/35 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với dự án của Bộ Giao thông Vận tải; 11/35 trạm đang triển khai thực hiện việc lắp đặt thiết bị và đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ; 5/35 trạm thuộc các dự án BOT đang trong quá trình đầu tư xây dựng, sẽ triển khai ETC khi đưa dự án BOT vào vận hành khai thác.
“Như vậy, tổng thể đến 31/12/2020, cơ bản toàn bộ các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai sẽ được lắp đặt, vận hành hệ thống ETC đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngoại trừ 4 trạm do VEC quản lý, 8 trạm không đủ điều kiện triển khai,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.
Đề cập đến việc dán thẻ E-tag, tham gia dịch vụ ETC, báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy đến nay, số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao, chưa phát huy hết hiệu quả của hệ thống (mới có khoảng gần 1/3,8 triệu phương tiện, chiếm khoảng 25% phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ)./.
Tác giả: Việt Hùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy