TP.Hà Nội đang lấy ý kiến chính quyền cơ sở các cấp về dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Theo đó, tổ soạn thảo đưa ra 2 phương án.
Phương án 1 là xây dựng mô hình 2 cấp chính quyền gồm thành phố và quận, huyện, thị xã; một cấp hành chính tại xã, phường, thị trấn.
Phương án 2 với mục đích tinh gọn mạnh mẽ bộ máy. Theo đó, HĐND ở các cấp quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn được xoá bỏ. Hà Nội chủ trương xây dựng một cấp thành phố, một cấp hành chính quận, huyện thị xã và một cơ quan hành chính đại diện ở xã phường thị trấn.
Xung quanh đề án này, các chuyên gia và dư luận đã nảy sinh 2 luồng ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng bộ máy sẽ gọn nhẹ, tránh chồng chéo giữa HĐND các cấp, qua đó giúp nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Luồng ý kiến khác băn khoăn bỏ HĐND cấp quận/huyện, phường/xã thì tiếp xúc cử tri lấy ai để bày tỏ bức xúc, nguyện vọng và thực hiện chức năng giám sát chính quyền quận, phường, trong khi HĐND tỉnh, TP thì xa.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội).
Trao đổi với PV về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng: “Hiện nay, cơ chế giám sát lực lượng chức năng, quyền lực chúng ta còn rất nhiều. Ngoài chuyện giám sát nhân dân ra còn giám sát mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội được luật pháp cho phép giám sát.
Theo tôi thấy thời gian qua, chức năng, vai trò giám sát của HĐND cấp huyện và cấp xã còn rất hạn chế.
HĐND ở đây có cũng như không dẫn đến hình thành một bộ máy nhà nước hết sức cồng kềnh và rườm rà. Ngân sách nhà nước phải chịu một khoản chi phí cho các đại biểu này rất lớn. Chính vì thế, không nhất thiết phải duy trì bộ máy này mà theo tôi nên tăng cường vai trò cho HĐND cấp tỉnh, đặc biệt là HĐND chuyên trách để qua đó người ta chịu trách nhiệm, phụ trách từng đại biểu ở cấp huyện, cấp xã và giám sát các hoạt động của UBND của cơ sở đó”.
Để trả lời cho câu hỏi, liệu phương án bỏ HĐND cấp huyện, xã thì có tinh gọn được bộ máy nhà nước hay không, nếu có sẽ đem lại kết quả như thế nào thì ĐBQH cho biết: “Nhằm tinh gọn bộ máy thì chúng ta đang quyết tâm và hành động quyết liệt, trên thực tế trong thời gian qua chức năng giám sát, quyết định của HĐND cấp huyện, xã rất nhỏ giọt. Họ vẫn còn e ngại vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn, hay e ngại cả trong việc giám sát, nếu có thì cũng làm một cách chung chung. Bên cạnh đó, ngân sách cũng là do UBND cấp tỉnh phân bổ chứ không phải do chính quyền cấp địa phương quyết định. Nếu nhìn một cách khách quan thì việc tinh giản bộ máy chính quyền này sẽ giảm một phần ngân sách khá lớn cho nhà nước nên để khoản đó vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng được tốt hơn”.
NĐT
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy