Tin liên quan
Theo đó, Hiệp hội vận tải đề xuất chỉ xem xét trợ giá cho những doanh nghiệp đã giảm giá cước vận tải phù hợp với mức giảm giá xăng dầu, còn với những đơn vị không giảm cước sẽ không nằm trong diện được trợ giá.
Hiệp hội này còn cho rằng, thực chất của việc trợ giá chính là bảo vệ người dân. Nếu không trợ giá, các doanh nghiệp lại không được tăng giá cước trong dịp nghỉ Tết sẽ dẫn đến tâm lý ngại huy động xe để giải tỏa khách những ngày cao điểm. Bên cạnh đó, trợ giá tạo sự công khai, minh bạch, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nhà xe bắt khách dọc đường và tự ý tăng giá vé khi khách đã lên xe.
Cụ thể, đối với những tuyến vận tải từ 150km trở lên, Hiệp hội đề xuất được trợ giá với mức 30% giá vé. Đối với tuyến từ 300 km trở lên được hỗ trợ giá bằng 40% giá vé. Thời điểm áp dụng cơ chế trợ giá tính từ trước ngày nghỉ chính thức 3 ngày và sau ngày nghỉ 4 ngày. Đồng thời miễn thu trợ giá với người có thẻ thương binh và người khuyết tật.
Tuy nhiên, đề xuất này đã không nhận được sự đồng tình của Bộ Tài chính. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, chủ trương của Bộ Tài chính là không đưa giá cước vận tải vào diện bình ổn giá, trợ giá.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, chủ trương của Bộ Tài chính là không đưa giá cước vận tải vào diện bình ổn giá, trợ giá.
Hơn nữa, giá xăng dầu đang giảm rất mạnh và với lần giảm gần 2.000 đồng/lít ngày 21/1 vừa qua, giá cước vận tải sẽ còn phải tính toán để giảm giá nữa. Do vậy, không có lý do gì để phải trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, sẽ siết chặt hoạt động vận tải, kiểm soát chặt chẽ cước phí theo hướng không làm khó doanh nghiệp nhưng bảo đảm công bằng, minh bạch để quyền lợi người tiêu dùng cũng không bị ảnh hưởng.
Trước đó, ngày 21/1, tại buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội, về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải dành phần lớn thời gian phân tích việc tác động của việc giảm giá xăng dầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
“Tại cuộc họp Chính phủ mới đây về vấn đề giá, do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì, dù là Ủy viên Ủy ban điều hành giá của quốc gia nhưng tôi cũng nói luôn rằng tình hình xăng dầu đã giảm gần 10.000 đồng một lít mà cước taxi và các phương tiện vận tải khác không giảm giá thì thể hiện sự bất lực của cơ quan quản lý”, ông Hải nói.
Ông Hải cho biết, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 đến 40% vận tải. Do vậy, nếu tính từ đầu năm 2014 đến nay, quá 15 lần giảm giá xăng dầu (khoảng 10.000 đồng), đồng nghĩa với việc chi phí nhiên liệu vận tải cũng giảm gần 40%, thì không có lý do gì giá cước không giảm.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy