Dòng sự kiện:
Bộ Tài chính giải đáp về áp giá trần sữa và việc tăng giá mặt hàng xăng dầu…
09/07/2014 09:19:32
Việc áp trần giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quyết định tăng giá xăng dầu của Bộ Tài chính gần đây nhất bắt đầu từ 20h ngày 7/7 cùng với việc điều chỉnh tăng giá mặt hàng này 5 lần tính từ đầu năm 2014 đến thời điểm hiện nay và tác động của việc điều chỉnh tăng này tới CPI trong 6 tháng cuối năm là những vấn đề mà dư luận đang hết sức quan tâm đã liên tục được đề cập được lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ giải đáp kịp thời tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2014 tại Bộ Tài chính ngày 8/7/2014.

Việc áp trần giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quyết định tăng giá xăng dầu của Bộ Tài chính gần đây nhất bắt đầu từ 20h ngày 7/7 cùng với việc điều chỉnh tăng giá mặt hàng này 5 lần tính từ đầu năm 2014 đến thời điểm hiện nay và tác động của việc điều chỉnh tăng này tới CPI trong 6 tháng cuối năm là những vấn đề mà dư luận đang hết sức quan tâm đã liên tục được đề cập được lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ giải đáp kịp thời tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2014 tại Bộ Tài chính ngày 8/7/2014. 

 

Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Anh Tuấn tại buổi họp báo. Ảnh: MT

 

Chưa phát hiện sai phạm

 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Tài chính đã triển khai việc kiểm tra, giám sát như thế nào từ khi thực hiện việc áp giá trần sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đến nay và trong quá trình kiểm tra có phát hiện được vi phạm nào không, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, cho đến nay, chưa phát hiện việc về các trường hợp vi phạm trong bán lẻ sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên,  Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Y tế để làm rõ một số sản phẩm chức năng cho trẻ em không gọi là sữa.

 

Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết thêm, ngay sau khi quy định áp trần giá sữa từ đầu tháng Sáu, cơ quan quản lý đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra tại các tỉnh như Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh vào ngày 3/7/2014 nhưng

vẫn chưa phát hiện tình trạng vi phạm giá trần. Từ khi Bộ Tài chính công bố giá trần 141 dòng sản phẩm thì vẫn chưa có sự bổ sung hay thay đổi nào về chất lượng, mẫu mã, khối lượng sữa.

 

Đối với câu hỏi về sản phẩm Enfamil A+2 360 độ Brain Plus được cho rằng là đang dần thay thế mặt hàng cũ là Enfamil A+2 với mức giá tăng gần 100.000 đồng, Cục trưởng Cục Quản lý Giá giải thích: Đây hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau và chắc chắn phải có sự khác biệt thể hiện ở chỉ tiêu về hàm lượng, vi sinh vật, hóa chất không mong muốn…Người sử dụng nên chọn sản phẩm phù hợp khả năng tài chính của mình.

 

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, hiện thị trường đã xuất hiện sản phẩm chức năng cho trẻ em không gọi là sữa mà có tên gọi như "bổ sung vi chất". Những mặt hàng này không nằm trong danh mục bình ổn giá và doanh nghiệp không phải đăng ký giá với cơ quan quản lý. Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Y tế để làm rõ những mặt hàng trên.

 

Đối với những mặt hàng sữa đang bán trên thị trường, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công thương tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm nếu phát hiện những vi phạm. 

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Điều chỉnh giá đúng quy định

Việc tăng giá xăng dầu, thời điểm tăng giá và những tác động có thể xảy ra của việc tăng giá mặt hàng này tới sản xuất kinh doanh và CPI trong 6 tháng câu hỏi cũng là nội dung được phóng viên đặt câu hỏi tại buổi họp báo. Lý giải tại sao giá xăng liên tục tăng từ đầu năm đến nay, ông Tuấn cho biết. Việc Liên Bộ Tài chính - Công thương điều chỉnh giá được thực hiện theo đúng quy định với chu kỳ tính giá cơ sở bình quân 10 ngày và chu kỳ tính lưu thông giá trong 30 ngày. Việc giá xăng liên tục tăng là do giá xăng dầu thế giới liên tục biến động phức tạp và theo chiều hướng tăng.

 

Với lần tăng giá mới nhất, theo tính toán của Bộ Tài chính, giá xăng thế giới từ ngày 5.6 đến ngày 6.7 đã tăng từ 116 USD/thùng lên 126 USD/thùng và biến động khó lường. Giá xăng tính bình quân theo chu kỳ 30 ngày là 122 USD/thùng. Việc điều chỉnh giá đã được tính toán rất kỹ theo hướng kiềm chế bằng cách sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá. Nếu không dùng quỹ bình ổn thì xăng dầu sẽ tăng giá nhiều hơn nữa. Chẳng hạn trong lần tăng ngày 7.7, giá xăng đáng lẽ phải tăng 918 đồng/lít nhưng do đã trích quỹ bình ổn xăng dầu 500 đồng/lít, nên giá xăng chỉ tăng trần 410 đồng/lít.

 

Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng thời điểm điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu luôn được thực hiện vào “giờ hiểm” thường là 20h, ông Tuấn khẳng định, thời điểm điều chỉnh giá như vậy không phải là "giờ hiểm". Đây là thời điểm thích hợp nhất để các doanh nghiệp xăng dầu báo cáo tồn kho và không làm xáo trộn đến hoạt động kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân.

 

Trả lời câu hỏi “Tại sao Bộ chưa tính đến phương án giảm các thuế để kìm giá xăng vì hiện mặt hàng này đang phải gánh quá nhiều loại thuế?",  Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình tăng giá mặt hàng xăng dầu, cơ quan này đã cân nhắc mọi phương án. Tuy nhiên, thuế là một khoản thu của ngân sách nên phải cân nhắc rất kỹ nếu tăng hoặc giảm. Hơn nữa, để thực hiện chính sách đó cũng không phải ngày một ngày hai.

 

Đối với câu hỏi Bộ Tài chính làm rõ tác động của giá xăng tới diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Cục trưởng cho biết, mỗi lần điều chỉnh tăng giá mặt hàng xăng dầu, cơ quan quản lý đều có đánh giá tác động tới CPI. Khi điều chỉnh, Bộ Tài chính đều cân đối việc sử dụng quỹ bình ổn để tránh gây sốc với điều hành giá, nên từ đầu năm CPI vẫn ở mức độ kỳ vọng của Chính phủ. Nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá thì mức tăng còn nhiều hơn.

 

PV - mof.gov.vn

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến