Cụ thể, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội gồm khoản hiến, tặng, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức bằng tiền (tiền mặt và chuyển khoản); bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội gồm tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội (cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách) và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương; tiền lãi phát sinh trên tài khoản gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định; Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).
Theo đó, đối với lễ hội do cơ quan Nhà nước tổ chức, đơn vị được ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.
Nếu tiếp nhận tiền mặt, đơn vị cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền. Tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, đơn vị quản lý thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Khoản tiền đặt không đúng nơi quy định được thu gom kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
Số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch.
Đối với giấy tờ có giá, đơn vị có trách nhiệm ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Quy trình tiếp nhận thực hiện tương tự với kim khí quý, đá quý. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo các chủ thể khác nhau như lễ hội không do Nhà nước tổ chức, chi Ngân sách Nhà nước cho lễ hội truyền thống, di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng, di tích thuộc sở hữu tư nhân… Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/3.
Tác giả: Minh Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy