Dòng sự kiện:
Bộ Tài chính nói gì về việc Vinachem xin tăng thuế với phân đạm nhập khẩu?
18/09/2018 15:13:26
Vinachem vừa xin sửa Luật thuế để áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu, tạo điều kiện cho Vinachem xử lý các DN yếu kém. Liệu vấn đề này có đi ngược với việc cạnh tranh theo cơ chế thị trường?

Tuy chiếm chưa đến 1% tổng số lượng doanh nghiệp nhưng các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lại đang nắm giữ những lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước và đóng góp lớn nhất vào GDP với tỷ trọng gần 30%. Ngoài ra khu vực kinh tế này còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện vẫn chưa tương xứng với nguồn lực khổng lồ đang nắm giữ. Làm thế nào để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh để DNNN thực sự đứng đầu trong 3 trụ cột kinh tế của đất nước vẫn là bài toán cần sớm có lời giải.

Đã có rất nhiều ý kiến được đưa ta tại buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” liên quan đến việc xác định sự phát triển của DNNN. Trên thực tế, các nội dung về phát triển DNNN càng đã được nhắc tới tại các cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo. Phía Bộ Tài chính cho rằng, Bộ sẽ đánh giá cụ thể về các kết quả đạt được để tiếp tục phát huy, các vướng mắc, tồn tại để tháo gỡ qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tiếp tục đẩy mạnh công tác cơ cấu lại DNNN theo đúng tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII.

Quang cảnh buổi Toạ đàm (Ảnh VGP)

Bộ Tài chính kỳ vọng thông qua Hội nghị, các vướng mắc của các đơn vị sẽ được giải đáp, từ đó đẩyy nhanh tiến độ có phản hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo đúng tiến độ. kế hoạch đề ra, hoàn thành mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Tại Hội nghị, vấn đề về Tập đoàn hoá chất (Vinachem) vừa xin sửa Luật thuế để áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu để giá thành phân đạm của Vinachem sản xuất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho Vinachem xử lý các DN yếu kém đã được đưa ra thảo luận. Theo Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp- Bộ Tài chính, đối với thuế VAT đối với mặt hàng phân bón: Bộ Tài chính đã ghi nhận nghiên cứu, xây dựng trong quá trình trình Chính phủ, Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp về kiến nghị liên quan đến việc chuyên chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo phân bón sản xuất trong nước cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu cùng loại, không điều chỉnh riêng đối với DNNN. 

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp- Bộ Tài chính (Ảnh VGP)

Ông Tiến cũng cho biết thêm, về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón, qua trao đổi với Vụ Chính sách Thuế thì hiện nay chưa nhận được kiến nghị tăng thuế xuất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón. Theo cam kết WTO thì mặt hàng phân đạm (Urê, có hoặc không ở trong dạng dung dịch nước) có mức cam kết cao nhất là 6,5%, hiện nay theo Nghị định số 125/2017/ND-CP thì cơ bản mặt hàng phân đạm đã được quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 6% (Mức thuế này thấp hơn cam kết WTO là 0,5% nhưng thuế suất ban hành theo mức tròn đơn vị).

Thời gian tới Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ sửa Nghị định số 125/2017/ND-CP; do vậy, Bộ Tài chính đang tiếp tục tổng hợp các vướng mắc, khó khăn để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Hoàng Dung

 

 


Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến