Vấn đề bảo hiểm xã hội được nhiều đại biểu quan tâm. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong phiên họp Quốc hội sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định hoạt động điều hành kinh tế - xã hội năm 2022 đã thành công rực rỡ với tăng trưởng kinh tế đạt 8,02%, thu ngân sách cao hơn 15,7% so cùng kỳ và vượt dự toán 28,6%.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, đây là một trong những kết quả cao nhất mà nước ta từng đạt được. Bội chi ngân sách ở mức dưới 4%, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Nợ công cũng đã được giảm xuống còn 38%, dư nợ chính phủ chỉ bằng 34,7% GDP.
Nguyên nhân vượt thu ngân sách
Giải trình về việc lập dự toán không sát dẫn đến số vượt thu cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thời điểm lập dự toán 2022 là vào tháng 9/2021, đó là giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát. Khi ấy là thời điểm tăng trưởng giảm, thu ngân sách âm so với cùng kỳ. Dự toán ngân sách phù hợp với bối cảnh thời điểm đó.
“Tuy nhiên đến năm 2022, nước ta đã chống dịch thành công, bình quân cả năm tăng trưởng tăng 8,02%. Từ đó dẫn đến việc vượt thu ngân sách”, ông Hồ Đức Phớc cho biết.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết 43/2022/QH15, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về miễn giảm thuế.
Các nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp như giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%, giảm thuế bảo vệ môi trường 50%... Không chỉ vậy, Chính phủ còn thiết kế các chính sách kích cầu, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, hệ thống đường cao tốc nhằm thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, ông Hồ Đức Phớc cho biết việc vay vốn ODA thế hệ mới đã có những bước đi đầu tiên tương đối thành công. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính ký hiệp định với Nhật Bản và vay được 50 tỷ yên với lãi suất 0,01%. Điều này cho thấy các dự án ODA thế hệ mới đã bắt đầu được triển khai tại Việt Nam.
Liên quan đến số tồn dư ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết số tiền này đã gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc đây là nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán và được Quốc hội phê chuẩn.
“Nguồn này sẽ được bố trí vào các dự án đầu tư công, dự án về chương trình mục tiêu quốc gia…Như vậy đây là nguồn đã có nhiệm vụ chi chi tiết. Nguyên nhân tồn đọng là vì chưa giải ngân hết chứ không phải là nguồn để phân bổ vào việc khác”, ông Hồ Đức Phớc khẳng định.
Sẽ có quy định mới về bảo hiểm nhân thọ
Về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết các vụ việc vừa qua đã phản ánh mối liên kết chưa rõ ràng giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cũng như các điều khoản bất cấp trong hợp đồng dài hạn. Vì vậy, người mua bảo hiểm sẽ thường rơi vào thế thua thiệt khi khiếu kiện.
Các điều khoản trong bảo hiểm còn tương đối rườm rà, gây bất lợi cho người mua. Ảnh: T.H.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đã kiểm tra và xử lý nghiêm những ngân hàng và những công ty bảo hiểm vi phạm. Bộ cũng đang tham mưu xây dựng nghị định và xây dựng thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
“Các quy định mới sẽ tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên; quy định gói định mức tối đa chi thưởng, quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm”, ông Hồ Đức Phớc khẳng định chia sẻ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết kinh phí tiêm chủng hiện nay đang được bố trí trong nguồn chi thường xuyên. Trong năm 2021, con số này là 134 tỷ đồng, năm 2022 là 178 tỷ đồng. Đối với kinh phí cho năm 2023, hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Y tế để bố trí kinh phí mua vaccine và việc này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để triển khai.
Về vấn đề quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết lộ trình thực hiện tự chủ tài chính phải đảm bảo việc tính giá dịch vụ của sự nghiệp công theo nguyên tắc tính đủ chi phí dịch vụ. Vì vậy, Chính phủ cần phải ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành để đáp ứng kịp thời nội dung này.
“Sau 3 năm thực hiện, hiện nay các đơn vị thuộc y tế và giáo dục phản ánh là có những vấn đề bất hợp lý trong Nghị định 60/2021/NĐ-CP và đề nghị sửa Nghị định một cách sát hợp hơn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang khó khăn, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương và các bộ, ngành. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là đất đai và các công trình điện, những vấn đề về thị trường và cung ứng vốn cũng cần được tháo gỡ, các quy định cũng phải sớm được hoàn thiện để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Tác giả: Thanh Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Check out the best best camera for jewelry photography
- Tiểu luận pháp luật đại cương
- Chỉ số bmi có tác dụng gì?
- đăng ký tài khoản chứng khoán
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy