Phát biểu làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, các ý kiến tại phiên họp có nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên bỏ việc. Trong những ngày vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gửi tới, trong đó đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc và chuyển việc. Đây là 2 vấn đề khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau.
Về vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung, con số này lên đến 107.000 chỉ tiêu và có thể biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình trước Quốc hội.
Nói về nguyên nhân thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc từ nhiều năm về trước đã thiếu giáo viên, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết. Thiếu do tăng dân số tự nhiên. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dẫn chứng, nếu lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, tổng số học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 thì số học sinh đã tăng lên hơn 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên của tháng 9/2015 năm là 1.000.156 giáo viên cho bậc mầm non đến phổ thông và đến thời điểm tháng 9/2022 cả nước có 1.227.000 giáo viên. Như vậy, số giáo viên chỉ nhích thêm hơn 100.000, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh khiến nhiều trường mầm non, nhóm trẻ tư thục đóng cửa; thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi; thiếu do việc tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày. Ngoài ra, khi thực hiện chuẩn tỷ lệ giáo viên trên tổng số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học.
“Thiếu giáo viên còn do nhiều nguyên nhân như một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác còn vấn đề thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khác.
Thiếu giáo viên do phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Chẳng hạn như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo con số thống kê thì chỉ số giáo viên dành cho các môn học mới đến năm 2025, 2026 thiếu 26.228 giáo viên để đảm bảo cho môn học”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết.
Để khắc phục tình trạng này, vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên. Cũng lưu ý rằng, ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng. Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.
“Trong số 65.000 chỉ tiêu, tuy là rải rác đến năm 2026 nhưng cũng mong ngành Nội vụ phối hợp với ngành Giáo dục để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và năm 2024. Bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong thì việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, việc dồn vào tuyển dụng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn khác như nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.
Để giải quyết căn cơ tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác. Hiện nay, giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều tập trung ở bậc mầm non (tỷ lệ giáo viên mầm non nghỉ việc chiếm trên 40%). Từ thực tế trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị, Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang tính 35%, nếu tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, nếu không cũng tối thiểu tăng 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Quốc hội xem xét về việc giảm biên chế 10%, cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ là giáo viên. Các địa phương đề nghị cần giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo việc tuyển dụng công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên. Nếu phát sinh vấn đế tiêu cực trong tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển.
"Đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để có cơ chế cho các địa phương thực hiện nội dung này", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ý kiến./.
Tác giả: Vân Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy