Trưa ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn của Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 để nghe báo cáo tình hình dịch bệnh, trên cơ sở đó xem xét, quyết định những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trước những diễn biến dịch phức tạp hiện nay.
Hơn 6.800 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế đã được điều động đến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại TP. Hồ Chí Minh, số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua khoảng 1.500 ca/ngày, có xu hướng gia tăng từng ngày. Các ca mắc tại tất cả các quận, huyện và 309/312 phường, trong đó quận Bình Tân là quận ghi nhận số ca mắc nhiều nhất tập trung chủ yếu tại phường An Lạc. Có 72 chuỗi lây nhiễm/ổ dịch trên địa bàn Thành phố.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biêt, Bộ Y tế đã điều động hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực hơn 6.400 cán bộ, y bác sĩ và nhân viên y tế. Số lượng đang sẵn sàng chi viện thêm là hơn 9.000 người
Tỉnh Bình Dương, trong 7 ngày gần đây số ca mắc vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 140 ca/ngày. Tỉnh có 9 chuỗi lây nhiễm với 11 ổ dịch liên quan đến TP. Hồ Chí Minh và 7 ổ dịch được phát hiện qua giám sát cộng đồng.
Tỉnh Long An có 29 chuỗi lây nhiễm trong đó 17 chuỗi cơ bản đã được kiểm soát, 12 chuỗi vẫn đang diễn biến. Trong 7 ngày gần đây, số ca mắc mới trong địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng, có sự xuất hiện của các ổ dịch mới.
Tỉnh Đồng Nai có 9 chuỗi lây nhiễm, trong đó ghi nhận nhiều ca mắc nhất là chuỗi lây nhiễm liên quan đến TP. Hồ Chí Minh như chợ đầu mối Hóc Môn và chợ Bình Điền.
"Ngành Y tế đã tích cực hỗ trợ cho các địa phương khu vực này, tăng cường công tác điều trị cho các bệnh nhân nặng nhằm giảm thiểu tối đa tử vong ở khu vực này"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói, đồng thời nhận định thời gian tới, đặc biệt là 5-7 ngày nữa, tình hình diễn biến phức tạp, số bệnh nhân nặng có thể gia tăng.
Về vấn đề hậu cần cho phòng chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế thành lập kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại TP. Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này và giao Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại đây quản lý, cấp phát cho các đơn vị, địa phương. Trong 2 ngày 17-18/7/2021, Bộ Y tế đã chuyển về kho dã chiến 299 máy thở các loại.
Ngoài ra, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường hệ thống ECMO, máy lọc máu liên tục; hệ thống thở ô xy dòng cao; máy theo dõi bệnh nhân, máy tạo ôxy, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy phun khử khuẩn, khẩu trang N95… cho các địa phương. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều chuyển một số vật tư, trang thiết bị điều trị cho các tỉnh, thành phía Nam trên cơ sở đề xuất, đề nghị của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế.
Dựa trên phân loại độ nặng, bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ được thu dung, điều trị bởi các bệnh viện theo chiến lược “tháp 3 tầng”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Không để bệnh nhân thiếu máy thở, tăng cường năng lực điều trị cho các khoa hồi sức cấp cứu nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong”.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết: Bộ Y tế đã điều động hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực hơn 6.844 cán bộ, y bác sĩ và nhân viên y tế.
"Số lượng đang sẵn sàng chi viện thêm hơn 9.000 người. Hôm nay, sẽ tiếp tục đưa người đến hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam"- Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Bảo đảm đủ oxy phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã ban hành và huy động các trang thiết bị, thuốc, vật tư, trang thiết bị phòng hộ, chuẩn bị năng lực sản xuất, cung cấp khí oxy… cho công tác xét nghiệm, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Về năng lực sử dụng oxy hiện nay, tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, có 993 cơ sở y tế đủ đáp ứng yêu cầu điều trị cho 66.000 ca nhiễm cần đến thở oxy. Hiện năng lực sản xuất của các nhà máy oxy của cả nước rất lớn, tổng công suất đạt hơn 851.000 m3 khí mỗi ngày (tương đương 1.300 tấn/ngày) và có thể tăng thêm từ 50-100% công suất.
Hôm qua, Bộ Y tế đã họp với 17 nhà máy sản xuất oxy trên toàn quốc, yêu cầu các đơn vị tăng công suất sản xuất, tăng dự trữ oxy, tăng khả năng phân phối.
Về đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo đảm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, Bộ Y tế đã báo cáo và xin ý kiến Chính phủ ban hành Nghị quyết về mua sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Gò Vấp- TP Hồ Chí Minh
Quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải chủ động công tác hậu cần đối với trang thiết bị, đặc biệt trang thiết bị xét nghiệm, điều trị (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) trong tình huống dịch có mức nguy cơ cao hơn để sẵn sàng đáp ứng.
Các Bộ thống nhất cao với Bộ Y tế về việc không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) chỉ lưu thông trong phạm vi nội bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Tác giả: Thái Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy