Bộ trưởng bộ tài chính - ông Đinh Tiến Dũng
Trước băn khoăn của người dân về mức tăng giá xăng 30% trong một thời gian ngắn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích: Điều hành giá xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu bán lẻ trong nước của chúng ta đã được điều chỉnh so với thời điểm giá thấp nhất 30% là hợp lý, bởi lẽ giá xăng dầu thế giới thời điểm hiện nay tính đến đêm ngày 21/5 là 60,72 USD/thùng. Trong khi đó giá xăng dầu thời điểm thấp nhất là (tháng 2/2015) là 43,9 USD/thùng. Diễn biến giá xăng dầu thế giới thời điểm hiện nay so với thời điểm thấp nhất đã tăng 38,3%, trong khi giá bán lẻ trong nước của chúng ta tăng 30%. Điều này cũng cho thấy vừa qua Bộ Tài chính cũng đã điều chỉnh thuế suất thuế bảo vệ môi trường tăng lên theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời giảm thuế suất nhập khẩu xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực trong công tác quản lý điêù hành giá xăng dầu. Theo tính toán, số chênh lệch do điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu lớn hơn số tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Do vậy, công cụ điều hành về thuế đã phát huy tác dụng và có tác động giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước trong thời gian vừa qua.
Trước câu hỏi của dư luận về việc Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện biện pháp áp trần giá sữa trong quản lý giá sữa có đi ngược lại quy luật thị trường và mức giảm của giá sữa chỉ từ 0,4% đến 4% đối với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 2 tuổi khi loại bỏ chi phí quảng cáo đã tương xứng chưa khi chi phí quảng cáo chiếm tới 20% cơ cấu giá thành của sản phẩm? Bộ trưởng chia sẻ, đầu năm 2014, trước sự phản ánh của dư luận giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi ở thị trường Việt Nam quá cao so các nước trong khu vực, Bộ Tài chính đã tổ chức thanh tra 5 doanh nghiệp có thị phần kinh doanh lớn về sữa tại Việt Nam. Qua đó đã phát hiện các sai phạm tác động làm giá sữa tăng lên. Căn cứ kết quả thanh tra và quy định của Luật Giá, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP (ngày 2-5-2014) áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bằng biện pháp đăng ký giá và xác định giá tối đa. Qua gần 1 năm thực hiện, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi giảm từ 0,1%-34%.
Trên cơ sở pháp luật về giá, lợi ích người tiêu dùng Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị và Chính phủ đã thống nhất tiếp tục thực hiện quản lý giá tối đa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đến hết năm 2016 “Chúng tôi kiên định rằng doanh nghiệp là phải cạnh tranh, đã cạnh tranh là phải cùng tiêu chuẩn, cùng chất lượng, cùng mẫu mã thì phải lấy giá cả để làm tiêu chuẩn cạnh tranh. Như thế thì người tiêu dùng của chúng ta mới được hưởng lợi, đặc biệt khi sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có đối tượng người tiêu dùng là hơn 10 triệu trẻ em. Đây là đối tượng rất nhạy cảm, được cả thế giới quan tâm”, Bộ trưởng chia sẻ.
Chưa phát hiện sản phẩm sữa “lách luật” tăng giá
Theo quy định, giá tối đa sữa được xác định tương ứng với chủng loại, chất lượng, trọng lượng và cho từng loại sản phẩm sữa. Trong trường hợp có thay đổi các yếu tố thành phần dinh dưỡng, giá tối đa sẽ phải được xác định mới cho phù hợp.
Quyết liệt thực hiện cải cách TTHC
Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản có tác động rất lớn đến việc cái cách TTHC như: Thông tư số 119/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Thông tư để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính thuế. Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Nghị định về thuế và ban hành Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành; Trình Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII. Những văn bản trên đã làm thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm giảm 370 giờ nộp thuế/năm, từ 537 giờ/năm giảm còn 167 giờ/năm.
Những kết quả bước đầu không phải là điều dễ thực hiện, bởi mỗi cán bộ công chức của ngành thuế, hải quan phải tự vượt lên chính mình. Tuy nhiên, giảm thủ tục trên giấy tờ đã khó, để việc giảm này đem lại lợi ích thiết thực, cụ thể cho DN, người dân mới thực sự là mục tiêu quan trọng nhất. Để làm được điều này, hiện nay Bộ Tài chính đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó trước hết là cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của người dân, xã hôị của DN đối với hoạt động của cán bộ công chức thực hiện trong lĩnh vực thuế, hải quan.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy