Nhấn mạnh "tiền nhà nước chứ không phải không phải tiền cá nhân", Bộ trưởng Thể cho biết "tất cả phải tuân thủ theo quy định của pháp luật".
Người đứng đầu bộ GTVT cho biết thêm, việc thanh toán phải có cơ sở, chứ không thể tùy tiện nói thanh toán là thanh toán. Ông khẳng định, yêu cầu thanh toán 50 triệu USD của phía Trung Quốc hiện nay là không có đủ cơ sở.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Hiện nay được biết cũng chưa có bất kỳ văn bản nào về việc tổng thầu Trung Quốc yêu cầu thanh toán 50 triệu USD.
Đề cập đến tiến độ dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, đại diện chủ đầu tư đang làm việc 2 tuần một lần để kịp thời nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vấn đề nào vượt thẩm quyền sẽ được báo cáo Bộ GTVT.
"Ngành GTVT sẽ cố gắng hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong thời gian sớm nhất, theo đúng quy định của pháp luật", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời khi được hỏi về kỳ vọng mong muốn khai thác dự án này trước tháng 10/2020 của lãnh đạo Hà Nội.
Yêu cầu chi thêm 50 triệu USD để vận hành tàu Cát Linh - Hà Đông được tổng thầu Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp trực tuyến giữa Ban quản lý dự án đường sắt và tổng thầu Trung Quốc mới đây. Theo đó, phía Trung Quốc đề nghị được thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu toàn tuyến phục vụ công tác nghiệm thu.
Trước thông tin này, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, không xem xét đề xuất của tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là chi thêm 50 triệu USD. Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, đây chỉ là ý kiến trao đổi trong cuộc họp, không có văn bản chính thức nên Bộ GTVT không xem xét đề nghị này.
Liên quan đến số tiền thanh toán của phía Việt Nam cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, theo báo cáo trước đó, hiện đạt khoảng 78% giá trị hợp đồng, số còn lại sẽ được thanh toán trước khi bàn giao dự án.
Tại báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm ngành giao thông, Chính phủ nêu loạt dự án đang có nguy cơ chậm tiến độ, điển hình là tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ngoài nguyên nhân khách quan từ COVID-19, tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán toàn bộ số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao dự án cho Việt Nam.
Lý giải về tiến độ khó khăn hiện nay, Ban quản lý dự án đường sắt cho rằng, do ảnh hưởng dịch COVID-19, đến nay chỉ có 4 chuyên gia cấp cao của tổng thầu Trung Quốc có mặt tại Việt Nam, bao gồm Giám đốc dự án Đường Hồng và 3 chuyên gia khác.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, dự án đang cần huy động đủ nhân lực của tổng thầu để tiếp tục triển khai các công việc giai đoạn cuối cùng. Sau khi Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài, Ban quản lý dự án đã lên kế hoạch đưa 150 kỹ sư của tổng thầu Trung Quốc trở lại làm việc. Theo dự kiến, đến đầu tháng 6/2020, các kỹ sư sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam và cách ly y tế 14 ngày.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được lên kế hoạch vận hành thử toàn bộ hệ thống để phục vụ công tác nghiệm thu, đánh giá an toàn hệ thống từ tháng 2/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kế hoạch vận hành thử bị thay đổi. Ngoài ra, chuyên gia châu Âu của nhà thầu tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (tư vấn ACT, Pháp) cũng chưa xác định thời điểm trở lại dự án.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy