Chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tại Phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 18/3, đề cập vừa qua nhiều cán bộ lãnh đạo ngành ngoại giao vi phạm pháp luật trong “chuyến bay giải cứu”, đại biểu Hoàng Đức Thắng - Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đặt vấn đề phải chăng đây là phần nổi của tảng băng chìm trong công tác cán bộ của ngành ngoại giao.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu tại đầu cầu Quảng Trị
“Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này và Bộ trưởng sẽ làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn triệt để tiêu cực trong nội bộ ngành để lấy lại hình ảnh, uy tín của ngành ngoại giao trước nhân dân cũng như bạn bè quốc tế” – ông Hoàng Đức Thắng nêu câu hỏi.
“Sự việc chuyến bay giải cứu xảy ra là rất đau xót” đối với ngành ngoại giao, với cá nhân và gia đình cán bộ vi phạm. Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm rất sâu sắc” – Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ, đồng thời cho biết ngành rút ra một số biện pháp cũng như đã, đang và sẽ làm kiên quyết, kiên trì.
Theo đó, tăng cường phổ biến quán triệt, giáo dục pháp luật PCTN, tiêu cực, đặc biệt chú trọng công tác chính trị tư tưởng. “Ngành ngoại giao là ngành bên ngoài tác chiến độc lập mà không giữ được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức thì làm sao triển khai” – ông nói.
Cùng với đó đề cao gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu. Quán triệt sâu sắc tinh thần phụng sự nhân dân, lấy người dân, DN làm trọng tâm phục vụ.
Ngoài ra, ngành đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đạo đức cán bộ, công chức, người lao động.
Công khai minh bạch trong tổ chức hoạt động. Rà soát hoàn thiện quy chế, quy trình, trọng tâm là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, trước hết là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
“Mong Quốc hội theo dõi, thấy có bất cứ hiện tượng nào bên ngoài cứ phản ánh” – ông Bùi Thanh Sơn nói. Hiện bộ đã xây dựng 76/80 quy trình cấp bộ và trên 100 quy trình xử lý công việc, trong đó một nửa quy trình xử lý công việc liên quan lãnh sự. Tất cả công khai, minh bạch theo đúng quy trình, quy định để vào nề nếp.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng các chế độ chính sách cho cán bộ, người lao động ở bộ. Ông cảm ơn Chính phủ và mong đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội ủng hộ nâng cao sinh hoạt phí của các thành viên cơ quan đại diện ở nước ngoài, để người lao động có động lực, và cũng thể hiện tầm vóc nền ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Trong công tác cán bộ, ông Bùi Thanh Sơn cho biết, xây dựng quy chế, quy trình từ khâu bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện. Tháng 11/2023, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao ban hành quy chế, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và quy chế, quy trình bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện và bổ nhiệm cán bộ cơ quan đại diện đảm bảo đúng, đầy đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị.
“Đồng thời thực hiện chuyển đổi số trong công tác ngoại giao, cải cách thủ tục hành chính; triển khai nghiêm túc công tác kiểm soát, kê khai tài sản thu nhập” – ông Bùi Thanh Sơn cho biết.
Tác giả: Ngọc Thành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy