Tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022, chia sẻ quan điểm về sửa đổi Luật đất đai, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương là "kim chỉ nam" trong việc định hướng để xây dựng luật và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.
Cần định ra phương pháp tính giá đất phù hợp nhất
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, vấn đề giá đất cũng tồn tại mấy vấn đề, trong đó có phương pháp xác định giá đất.
“Hiện nay, chúng ta thực hiện 5 phương pháp xác định giá đất nhưng các phương pháp xác định giá đất này chưa thực sự nhất quán, chưa thực sự chính xác, nó tạo ra một số lỗ hổng. Do vậy, khi chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay đa số là sử dụng phương pháp thặng dư, nhưng phương pháp thặng dư rõ ràng là phương pháp không chính xác. Bởi vì, giá trị doanh thu của chúng ta và chi phí đầu tư của chúng ta đều giả định mà khi đã giả định thì sẽ không chính xác và không chính xác thì gây ra rủi ro pháp lý. Ngoài ra cũng tạo nên rủi ro cho doanh nghiệp và rủi ro cho bản thân những người làm cơ quan nhà nước...”, ông Phớc nhận định.
Do vậy cần phải rà soát lại để định ra phương pháp phù hợp nhất, chính xác, nhất quán nhất. Chẳng hạn phương pháp so sánh là phương pháp rất là khoa học. Hay như phương pháp hệ số. Phương pháp hệ số chúng ta bỏ được khung giá đất, có nghĩa khi xây dựng hai số tiệm cận với giá thị trường và khi có biến động thì điều chỉnh bằng hệ số...
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, việc chuyển mục đích sử dụng đất ở Việt Nam đang có một lỗ hổng lớn mà Luật Đất đai năm 2013 đã không bịt được. Điều này đã tạo nên thất thoát lớn về địa tô chênh lệch và cũng từ đây nó xảy ra một số sai phạm trong quản lý đất đai.
“Tôi rất đồng thuận về ý kiến quản lý đất đai của GS Hoàng Văn Cường, là giá đất được sử dụng cho mục đích cho thuê để phát triển sản xuất kinh doanh trên mục đích cho thuê đó, còn khi không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi lại để đấu giá, hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức khác sử dụng một cách hiệu quả hơn. Điều đó sẽ tạo động lực phát triển, hay nói cách khác là tạo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ tại diễn đàn.
Một vấn đề nữa mà Bộ trưởng Phớc cho là còn bất cập là giao đất. Lâu nay, chúng ta coi thời điểm xác định giá đất là thời điểm giao đất nhưng không biết là tại thời điểm giao đất đến thời điểm xác định giá đất nó là một tháng hay là sáu tháng hay là một năm thì không quy định.
“Cho nên theo tôi, phải quy định thời điểm xác định giá đất đến thời điểm giao đất không quá 6 tháng. Như thế mới bảo đảm được độ chính xác và khi "anh" nộp tiền vào ngân sách thì mới giao đất”, Bộ trưởng Phớc nói.
Cần định giá đất công khai, minh bạch, bình đẳng
Tại Diễn đàn Kinh tế- Xã hội Việt Nam 2022 diễn ra sáng nay, trả lời câu hỏi về các nội dung cải cách đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai lần này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, 11 nhóm chính sách lớn của Nghị quyết 18 đều là các vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng sâu rộng đến nền tảng của nền kinh tế, đời sống của người dân.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch là một trong những công cụ quan trọng nhất.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, công tác quy hoạch phải đổi mới về phương pháp, nội dung, hình thức, xác lập lại vị thế của công tác này, để quy hoạch mang được quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực tài nguyên hết sức đặc biệt, quý giá và quan trọng này. Nội dung đổi mới này sẽ đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các bên, giải quyết nhu cầu sử dụng đất, giải quyết các vấn đề trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Vấn đề thứ hai, theo Bộ trưởng TN&MT, là vấn đề định giá đất. Đây là vấn đề còn khoảng cách khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn.
“Nếu giải quyết được vấn đề định giá đất đai một cách công khai, minh bạch, bình đẳng, thì chúng ta sẽ giải quyết được các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giải quyết được mối quan hệ của Nhà nước, những người dân có đất, những người dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp. Như vậy, định giá đất là vấn đề đi kèm vấn đề kinh tế và tài chính đất đai. Khi định giá đúng, với tất cả những quan điểm, chính sách vừa thị trường theo công cụ kinh tế nhưng phải là định hướng XHCN, thì chúng ta sẽ thực hiện được các chính sách về mặt xã hội thông qua vấn đề tài chính đất đai”, ông Hà cho hay.
Một vấn đề quan trọng nữa mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng hết sức quan trọng, cần phải giải quyết sớm, đó là thiếu thông tin, thiếu đánh giá, thiếu giám sát.
“Thông qua dữ liệu đất đai chúng ta sẽ giám sát được nguồn lực, giúp người dân có thể tiếp cận được các thông tin đất đai một cách công bằng, công khai và bình đẳng. Thông qua hệ thống này, chúng ta cũng có thể cải cách thủ tục hành chính để Nhà nước chuyển sang là một trong những cơ quan phục vụ nhân dân, hơn là gây khó khăn về các “rừng thủ tục” hành chính như hiện nay”, Bộ trưởng nêu rõ.
Tác giả: Phạm Duy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Căn hộ Masterise Grand Avenue Đông Anh
- The Global City
- Vinhomes Royal Island Vũ Yên Hải Phòng
- cách làm tiểu luận pháp luật đại cương
- Top customer care outsourcing companies
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy