Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV diễn ra chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận được tới 53 đăng ký đặt câu hỏi của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Những ĐBQH đầu tiên đặt câu hỏi tới Bộ trưởng liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp khắc phục cũng những cam kết của Bộ trưởng trong việc phối hợp với TP Hà Nội, nhất là việc xử lý các dự án như 8B Lê Trực hay khu chung cư HH Linh Đàm quận Hoàng Mai ở Hà Nội.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: Trách nhiệm xử lý công trình 8B Lê Trực và chung cư HH Linh Đàm thuộc trách nhiệm xử lý của TP Hà Nội.
“Đối với công trình 8B Lê Trực, theo thông tin được biết Hà Nội đang thực hiện cưỡng chế phá dỡ vi phạm theo giấy phép. Nhưng hiện có điều phá dỡ theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu, tính khả năng chịu lực của công trình thì Bộ Xây dựng sẵn sàng giúp Hà Nội nếu Hà Nội yêu cầu để đưa phương án xử lý tốt hơn”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
Còn với khu chung cư HH Linh Đàm, Bộ trưởng Hà cũng cho rằng, vi phạm có rồi còn trách nhiệm xử lý là của Hà Nội chứ không phải Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng Xây dựng cho biết TP Hà Nội đang thực hiện công tác cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn.
“Cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn Quốc hội chiều ngày 4/6.
Không đồng tình với phần với trả lời của Bộ trưởng Hà, ông Hồng giơ biển tranh luận. "Bộ trưởng nói Hà Nội yêu cầu thì Bộ sẽ giúp. Như vậy thì không đúng vai trò của một bộ quản lý nhà nước", ông Hồng nói và cũng đề nghị được biết rõ "bao giờ sẽ xử lý sai phạm tại khu HH Linh Đàm"
Đại biểu này cũng đề nghị Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cam kết xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực.
Giải thích sau đó cho đại biểu, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, từ tháng 8/2017, Bộ đã có văn bản đôn đốc Hà Nội thực hiện biện pháp và khắc phục hậu quả sai phạm của dự án, đảm bảo kết cấu chịu lực và an toàn cho người dân. Bộ cũng đã giao Cục Giám định nhà nước cùng với Sở Xây dựng đánh giá kết cấu chịu lực. "Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Hà Nội để giải quyết. Nếu Hà Nội tiếp tục có yêu cầu gì thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Hà cũng bày tỏ: “Trong thời gian qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng để kiểm soát, quản lý, hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Số lượng vi phạm đã giảm dần so với những năm trước nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là những hành vi xây dựng không phép, sai phép”.
Bộ trưởng Xây dựng cho hay năm 2016 có 15.593 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, công trình không phép là 7.038, sai phép là 5.164 công trình, vi phạm khác là 3.181 công trình. Đến năm 2018, số lượng công trình sai phạm đã giảm còn 10.608.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy