Cận cảnh lô đất Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc (Ảnh: Hữu Khoa).
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo cụ thể về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua.
Vừa qua, nhiều địa phương thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung vào nguồn thu lớn cho địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp trúng đấu giá với giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường) thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, theo Bộ Xây dựng.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý đất đai, bất động sản, nhà ở, đảm bảo thị trường phát triển ổn định.
Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tổng hợp báo cáo tình hình đấu giá đất, đánh giá tình hình, nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản... Đồng thời khẩn trương thực hiện các giải pháp để ổn định thị trường.
Theo báo cáo đánh giá của các địa phương, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đúng theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo, kết quả trúng đấu giá với giá bình quân ở nhiều địa phương không quá cao so với giá khởi điểm: Cần Thơ tối đa cao hơn 53%, Đồng Tháp tối đa cao hơn 24%, Bến Tre bình quân cao hơn 20%, Đắk Nông tối đa cao hơn 50%, Tuyên Quang bình quân cao hơn 34,4%, Phú Yên tối đa cao hơn 17%, Sơn La tối đa cao hơn 85,68%, Lai Châu cao hơn khoảng 20%...
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra bên cạnh những lợi ích đạt được, việc đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Một số trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
Cụ thể, với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm, kết quả trúng đấu giá của 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường bất động sản của khu vực Thủ Thiêm.
"Sau khi có thông tin kết quả trúng đấu giá 04 lô đất này, giá rao bán tại các dự án khu đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng, tuy nhiên ghi nhận giao dịch rất ít", Bộ Xây dựng cho biết.
Đáng lưu ý, theo Bộ này, sau khi có thông tin chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện hợp đồng trúng đấu giá, thị trường bất động sản khu vực đã cơ bản ổn định trở lại.
Theo thông tin Dân trí nắm được, Công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt - công ty thuộc Tân Hoàng Minh trực tiếp tham gia đấu giá - đã có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tác giả: Nguyễn Mạnh
- Bất cập trong đấu giá bất động sản nhìn từ vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm
- Yêu cầu TP HCM báo cáo toàn bộ cuộc đấu giá đất mà Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc
- Những dự án hạng sang và 3 lần bỏ cọc đấu giá của ông chủ Tân Hoàng Minh
- Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản đua nhau lao dốc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy