Xử lý nghiêm vi phạm
Trong báo cáo gửi đến Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng đã phát hiện và chấn chỉnh nhiều vi phạm của các đối tượng thanh tra, chấn chỉnh công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng, việc quản lý sau cấp phép xây dựng...
Làm tốt công tác trên cũng góp phần giảm thiểu thất thoát, lãng phí kinh phí đầu tư xây dựng của Nhà nước, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế, chỉ ra các vi phạm, thiếu sót và yêu cầu chấn chỉnh khắc phục, kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan.
Thời gian qua, Bộ cũng đã phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về xây dựng hoặc không tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý chi phí gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, trong đó có những vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội; nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà
Báo cáo cũng nhấn mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng trong sạch, vững mạnh. Cụ thể như rà soát, đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy cán bộ của Thanh tra Bộ để có phương án kiện toàn, củng cố, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo quy định và bảo đảm chất lượng, trong sạch, vững mạnh của cán bộ thanh tra.
Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình hoạt động của Thanh tra Bộ, các đoàn thanh tra; Quy chế giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ, hiệu lực thực hiện, có tính phòng ngừa cao và tuân thủ quy định của pháp luật.
Bộ cũng chỉ đạo rà soát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng và Thanh tra Bộ về xây dựng chỉnh đốn Đảng; phòng, chống tham nhũng. Số lượng đoàn thanh tra hàng năm theo hướng giảm.
“Hiện nay, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo một số giải pháp để xử lý vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện Kế hoạch thanh tra tại địa phương và sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm theo kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết.
Di dời được trụ sở thì nhà ở lại mọc lên
Liên quan công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, bên cạnh nhiều điểm tích cực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Báo cáo chỉ ra công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị (theo các cấp độ và theo loại hình) tại hầu hết các địa phương thực hiện chưa đồng bộ. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm chưa gắn kết với quy hoạch, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đảm bảo đầu tư đồng bộ giữa nhà ở, khu đô thị, trụ sở… với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đồng thời thiếu một số công trình kết nối hạ tầng (nhất là giao thông) giữa đô thị và các địa phương lân cận, làm cho tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân.
Việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chi tiết chưa tuân thủ theo quy định; điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhiều lần theo xu hướng gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, thay đổi chức năng sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật song không xem xét trên tổng thể để điều chỉnh quy hoạch phân khu phù hợp, dẫn tới quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt trong các khu vực nội thành, nội thị.
Về thực hiện chủ trương về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng cho biết, quá trình này triển khai chậm. Điều đáng lưu ý là quỹ đất sau khi di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành phần lớn được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng, chưa tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch chung, gây gia tăng áp lực về dân số và quá tải về hạ tầng tại khu vực nội thành.
Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý phát triển đô thị tại nhiều nơi còn chưa nghiêm, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị còn thiếu và yếu. Nhiều địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phát triển đô thị, lúng túng trong công tác tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy