Trong văn bản do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các cơ quan chức năng thành viên của Interpol về việc hàng trăm trẻ em đã tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro bị cấm ở một số quốc gia.
Theo thông tin từ Interpol, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia chứa Diethylene, có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong cho người sử dụng.
Tại Việt Nam, theo rà soát của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào nước ta.
14 siro ho này có tên như: Promethazine Oral Solutinon, Termorex Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint)...
Để bảo đảm an toàn, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các địa phương, các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương thông báo về các thông tin cảnh báo đối với 14 sản phẩm siro ho này để khuyến cáo về tác hại nghiêm trọng nếu sử dụng và nghiêm cấm sử dụng.
Sở y tế các địa phương cũng được yêu cầu thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dược việc lưu hành các sản phẩm này và các thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành trên thị trường.
"Trường hợp phát hiện các sản phẩm này có lưu hành, tiến hành thu hồi, tiêu hủy và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dược theo quy định", Bộ Y tế nêu rõ.
Tháng 10/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về 4 loại siro trị sốt, cảm lạnh và ho do một công ty Ấn Độ sản xuất sau cái chết của 66 trẻ em ở Gambia.
“Phân tích trong phòng thí nghiệm xác nhận, các sản phẩm chứa một lượng diethylene glycol và ethylene glycol gây độc không thể chấp nhận được. Cho đến nay, 4 sản phẩm này đã được ghi nhận xuất hiện ở Gambia, nhưng có thể đã được phân phối, thông qua các kênh không chính thức, đến các quốc gia hoặc khu vực khác”, WHO cho biết.
Theo Reuters, cảnh báo này gồm 4 sản phẩm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup của Công ty Maiden Pharmaceuticals. Ngày 8/10, báo chí Ấn Độ đưa tin hãng dược này là 1 trong 46 công ty Ấn Độ bị Việt Nam đưa vào danh sách đen năm 2013.
Tác giả: Võ Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy