Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn đề nghị sở y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng, đơn vị tiêm chủng tại địa phương có kế hoạch cụ thể đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh não mô cầu.
Theo Cục Quản lý dược, hiện có hai loại vắc xin phòng bệnh não mô cầu: Polysaccharide Meningococca A + C (sản xuất tại Pháp; SĐK: QLVX - 922 - 17) và vắc xin VA - MENGOC - BC (sản xuất tại Cuba; SĐK: QLVX - H02 - 985 - 16).
Trong đó, nhà sản xuất vắc xin não mô cầu A + C thông báo đã dừng sản xuất và cung ứng vắc xin này trên toàn cầu (do hiện nay các nước trên thế giới có nhu cầu chuyển sang vắc xin phòng các bệnh do não mô cầu 4 tuýp huyết thanh A, C, Y và W - 135), do đó hiện hiện vắc xin này chỉ còn tồn với số lượng không nhiều tại thị trường Việt Nam. Vắc xin mới 4 tuýp huyết thanh hiện vẫn chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Hiện có 125.000 liều vắc xin VA - MENGOC - BC vừa được nhập khẩu về VN, trong đó 49.000 liều đã có kết quả kiểm định đạt yêu cầu sẵn sàng cung ứng cho cơ sở tiêm chủng có nhu cầu; 76.000 liều còn lại đang chờ kết quả kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Cuối tháng 5 này sẽ có thêm 100.000 liều nhập về Việt Nam.
Trước thực trạng này, cùng với cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh viêm màng não do não mô cầu, Cục Quản lý dược đề nghị các đơn vị sử dụng vắc xin cần có kế hoạch dự trù, dự trữ và chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu, cung ứng để thực hiện ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm (bao gồm cả việc chủ động nguồn vắc xin thay thế trong trường hợp có nguy cơ nguồn cung ứng hiện tại bị thiếu hụt đột ngột nhằm đảm bảo kịp thời có đủ vắc xin phòng bệnh não mô cầu.
Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược và Cục Y tế dự phòng) để được giải quyết theo quy định.
Bệnh viêm màng não mô cầu xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.
Vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu dễ lây truyền qua đường hô hấp với các hạt nước miếng bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm. Vì thế, bệnh được xếp vào bệnh có tính chất lây lan mạnh, cần phải có sự phối hợp với y tế dự phòng để khống chế ổ dịch, giảm nguy cơ bệnh từ một người lây lan rộng ra những người sống xung quanh.
Căn bệnh này cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng tiêm phòng vắc xin ngừa não mô cầu.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy