Bác sỹ khám bệnh cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày 24/8, Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Chỉ thị của Bộ Y tế, thời gian qua, công tác khám bệnh, chữa bệnh đạt được nhiều kết quả tích cực; hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phục hồi đáng kể so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự gia tăng số người đến khám, chữa bệnh sau đại dịch, tập trung ở các bệnh viện trung ương, tuyến cuối dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và dễ nảy sinh tiêu cực; gần đây xảy ra một số vụ việc mang tính chất riêng lẻ nhưng gây dư luận không tốt ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị các cơ sở y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao quán triệt quy tắc ứng xử, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, quy định chuyên môn của nhân viên y tế; tăng cường tổ chức tập huấn các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện phương châm lấy người bệnh là trung tâm, với tinh thần lắng nghe, cầu thị trong chăm sóc, điều trị người bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc bệnh viện trực thuộc trường đại học, thủ trưởng y tế các bộ, ngành, giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát và chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Các cơ sở y tế lãnh đạo cần định kỳ triển khai kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình về quản lý chất lượng bệnh viện; việc thực hiện các quy trình, quy định nội bộ của bệnh viện đồng thời nhắc nhở và xử lý đối với các cá nhân, đơn vị không tuân thủ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm việc công khai số điện thoại đường dây nóng bệnh viện, số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và những thông tin cần thiết phải công khai theo quy định; niêm yết tại nơi người bệnh, người nhà người bệnh dễ thấy, dễ tiếp cận để kịp thời nắm bắt các ý kiến phản hồi, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người bệnh.
Các cơ sở y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong triển khai thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh; thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời, rà soát giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với người bệnh; chủ động nắm bắt, cung cấp và xử lý thông tin để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, vụ việc phát sinh trong thực thi nhiệm vụ./.
Tác giả: T.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy