Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học, trung học cơ sở về thực chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện các trường cũng đã chọn xong giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022, đảm bảo về số lượng, chất lượng để sẵn sàng tìm hiểu, thử nghiệm khi có sách giáo khoa.
Ảnh minh họa.
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình mới đối với lớp 1, nhiều trường cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy nhanh tiến độ công bố sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để giáo viên đỡ bỡ ngỡ khi giảng dạy.
Từ cuối tháng 10, đầu tháng 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm các nội dung về sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (gọi tắt là các mô- đun).
“Đến nay Phú Thọ cũng đã tham gia các lớp tập huấn cốt cán của mô- đun 2, cán bộ quản lý và giáo viên, với tổng số trên 300 giáo viên cốt cán cấp tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông. Dự kiến đầu tháng 12 sẽ tập huấn cho giáo viên đại trà với 13.611 giáo viên, cán bộ quản lý. Trong năm nay sẽ hoàn thành mô-đun 2 và mô-đun 3”, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ cho biết.
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình mới đối với lớp 1, nhiều trường cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy nhanh tiến độ công bố sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để giáo viên đỡ bỡ ngỡ khi giảng dạy.
Song song với tập huấn giáo viên cốt cán, giáo viên đại trà, các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng lựa chọn xong giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 đảm bảo đủ số lượng, có đủ năng lực, phẩm chất dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường cũng giao trách nhiệm cho các giáo viên góp ý kiến trong quá trình thẩm định các bản thảo sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 cũng như quá trình lựa chọn, tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
Bà Hoàng Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Nhân Tông, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định cho biết, các giáo viên được lựa chọn dạy lớp 2 của trường đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, sẵn sàng tiên phong trong mọi hoạt động. Cùng với quá trình tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cũng tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu chương trình lớp 1 để nắm được tinh thần thông suốt của chương trình.
“Nhà trường đã tổ chức tập huấn về chương trình tổng thể chương trình lớp 1 đối với giáo viên lớp 2 cũng như là giáo viên toàn trường để giáo viên có thể nắm được thông suốt chương trình xuyên suốt từ 1 đến cuối năm. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng tạo cơ hội để cho giáo viên lớp 2 có thể tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với lớp 1 tham gia dự giờ một số hoạt động trên cơ sở đó thì giáo viên lớp 2 cũng có thể là tiếp thu được những tinh hoa của lớp 1 vận dụng cho năm học sau”, bà Bình nói.
Từ thực tế triển khai dạy chương trình mới đối với lớp 1, nhiều giáo viên và lãnh đạo các trường cho rằng, để việc triển khai chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6 đạt hiệu quả, cùng với tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung chương trình thì quan trọng là giáo viên phải được tham khảo ý kiến và được dạy thử sách giáo khoa.
Vì vậy, các giáo viên đều mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để các giáo viên có thời gian nghiên cứu, dạy thử nghiệm nội dung sách mới: Sớm có một bộ sách để chúng tôi nghiên cứu sớm và có thể dạy thử nghiệm để xem phương pháp chúng tôi tập huấn có sát với thực tế không, có cần điều chỉnh nội dung các bài dạy không để chúng tôi có những kiến nghị phù hợp với lãnh đạo các cấp. Nếu như được tìm hiểu và được thử nghiệm thì cũng rất là tốt để trong quá trình mình triển khai chương trình không bị bỡ ngỡ.
Chia sẻ với tâm tư này với các giáo viên, tại hội nghị mới đây của ngành Giáo dục- Đào tạo, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện Bộ đang thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 và dự kiến sẽ ban hành sớm hơn so với năm trước, đảm bảo đủ thời gian để bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách.
“Công bố tối thiểu 5 tháng trước khi bắt đầu năm học mới. Như vậy chúng ta có 5 tháng để các nhà xuất bản in ấn, rồi phát hành và đặc biệt trong khoảng thời gian đó thì sẽ tập trung bồi dưỡng giáo viên về việc sử dụng sách này”, ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Tổ chức tập huấn cho giáo viên, sớm công bố sách giáo khoa được nhiều giáo viên, nhà quản lý nhận định là sẽ đảm bảo giáo viên được trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng dạy học theo chương trình mới.
Khi giáo viên được dạy thử nghiệm với sách mới cộng với quá trình tập huấn kỹ lưỡng cũng là một bước sàng lọc, nhằm hạn chế những rủi ro, sai sót trong sách giáo khoa cũng như quá trình thực hiện chương trình.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy