Giá dầu ở mức 200 USD/thùng vẫn là một khả năng, mặc dù khó có thể xảy ra. Ảnh: Eurasia
Theo mạng tin năng lượng Oilprice.com, các thương nhân từng dự đoán rằng giá dầu đạt 200 USD/thùng vào tháng 3 năm nay trong khi những nhà quản lý cảnh báo rằng nó thậm chí có thể đạt tới 250 USD/thùng trước khi năm 2022 kết thúc.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, và nhìn nhận lại, thật dễ hiểu vì lý do: thị trường dầu mỏ toàn cầu đã nhiều lần chứng minh có sự kiên cường hơn rất nhiều so với những gì các nhà giao dịch đánh giá. Nhưng dầu ở mức 200 USD/thùng vẫn có thể xảy ra trong những tình huống nhất định.
Thứ nhất, sự leo thang xung đột nghiêm trọng ở Ukraine. Chính vì cuộc xung đột Nga-Ukraine năm ngoái mà mọi người bắt đầu suy đoán về mức giá 200 USD/thùng. Doanh nhân Pierre Andurand thậm chí còn cảnh báo rằng dầu có thể tăng lên 250 USD/thùng vì “chúng ta đang mất nguồn cung của Nga cho châu Âu mãi mãi”.
Trên thực tế, châu Âu không mất hoàn toàn nguồn cung của Nga mà chỉ đơn giản là chúng được chuyển qua các nước thứ ba, vì vậy điều đó đã cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi cơn khủng hoảng do giá dầu gây ra. Rõ ràng, “dầu luôn tìm được dòng chảy riêng cho mình”.
Tuy nhiên, một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột ở Ukraine, ví dụ trong trường hợp NATO can dự trực tiếp hơn, có thể khiến giá tăng cao. Hiện vẫn không chắc giá dầu sẽ đạt 200 USD/thùng cả trong một kịch bản leo thang vì rất khó có khả năng thị trường có thể chịu mức giá này, nhưng không phải là không thể.
Thứ hai, OPEC+ cắt giảm thêm sản lượng. Xét về cơ hội, kịch bản này ít có khả năng xảy ra hơn kịch bản đầu tiên. Để đẩy giá lên 200 USD/thùng, OPEC+ sẽ cần phải cắt giảm sâu hơn nhiều, nhưng quan trọng hơn, nhóm này có lẽ không muốn điều đó bởi vì 200 USD/thùng là một mức giá quá cao và nó sẽ làm giảm nhu cầu.
Trong các động thái mới nhất, OPEC+ đã đề xuất rằng mức giá phù hợp của họ là khoảng 80-90 USD/thùng, vì vậy họ đang cố gắng duy trì giá quanh mức đó.
Thứ ba, Nga cắt giảm sản lượng. Tất cả các dự báo về mức giá 200 USD/thùng từ năm ngoái đều liên quan đến dầu mỏ của Nga. Hầu hết các nhà dự báo giá dầu tăng lên 200 USD đều viện dẫn các lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga từ châu Âu và Mỹ làm cơ sở cho suy đoán của họ và vào thời điểm đó.
Tất nhiên, những dự báo đó chưa tính đến khả năng Nga chỉ đơn giản đổi người mua trong khi châu Âu và Mỹ sẽ đổi người bán, đó chính xác là những gì đã xảy ra.
Một điều khác mà ít người cân nhắc là việc Nga cắt giảm sản lượng dầu để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nước này đã công bố một số đợt cắt giảm nhất định, nhưng một số nhà bình luận cho rằng những cắt giảm đó là kết quả của việc Nga không thể sản xuất nhiều như trước chứ không phải là hành động có chủ ý.
Thứ tư, đầu tư thiếu hiệu quả. Kịch bản này khá thực tế, mặc dù ít người nhắc đến. Đó là kịch bản mà việc đầu tư hạn chế dẫn đến thu hẹp nguồn cung rất nhiều, khiến giá leo thang.
Saudi Arabia đã cảnh báo về điều này. Các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ cũng cảnh báo tương tự trong khi G7 vừa tuyên bố họ sẽ không khuyến khích sản xuất thêm dầu và khí đốt. Nếu các tác nhân chính trên nghiêm túc với tuyên bố của họ, thì nguồn cung dầu của thế giới sẽ gặp rủi ro.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy