Đây là số liệu được các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra trong báo cáo cập nhật vĩ mô thị trường năm 2022.
Cụ thể, BSC cho biết tính đến 24/12/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 13% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) có số dư là 12,879 triệu tỷ, tương đương mức tăng 8,93% so với cuối năm trước.
Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản hệ thống ghi nhận xu hướng tăng mạnh trong năm 2021 giữa bối cảnh lãi suất qua đêm vẫn nằm ở mức thấp so với giai đoạn 2013-2019.
Trong năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 10/2021 quy định lãi suất tái cấp vốn được cắt giảm còn 0%/năm, điều này đã góp phần thúc đẩy tín dụng tăng cao hơn kỳ vọng giữa năm. Đồng thời, việc hoạt động sản xuất dần phục hồi cũng làm tăng nhu cầu tín dụng giai đoạn nửa cuối năm 2021.
Các chuyên gia phân tích nhận định mức chênh lệch giữa tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đã được thu hẹp, cho thấy quá trình sử dụng vốn đã cải thiện rõ rệt bất chấp tác động của dịch Covid-19 trong quý III/2021.
Ngoài ra, lượng giao dịch liên ngân hàng cũng tăng mạnh trong năm 2021 tương ứng giai đoạn lãi suất thấp, cho thấy thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào, trong khi nhu cầu vốn ở mức vừa phải.
Với tình trạng lạm phát trong nước vẫn ở mức bình ổn cùng bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, BSC dự báo NHNN sẽ có thêm nhiều động lực để duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tuy nhiên, thông tin Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 từ mức 0-0,25%/năm lên 0,75-1%/năm sẽ gia tăng áp lực về mặt bằng lãi suất với cơ quan quản lý tiền tệ trong nước.
Vì vậy, BSC đặt ra 2 kịch bản cho tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 trong năm nay.
Tại kịch bản 1, với tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh, lạm phát đi ngang so với hiện tại sẽ tạo nhiều áp lực lên chính sách nới lỏng của NHNN. Điều này sẽ khiến cung tiền M2 và tín dụng có mức tăng trưởng ngang với giai đoạn 2020-2021, ước tính tăng lần lượt 12% và 13%.
Trong khi đó, ở kịch bản 2, nếu tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới chậm, lạm phát nằm ở mức thấp, từ đó, tạo ít áp lực nâng lãi suất đối với NHNN. Điều này có thể tạo điều kiện ổn định cho cơ quan quản lý nâng lãi suất và tín dụng trên mức trung bình giai đoạn 2020-2021, ước tính cung tiền M2 sẽ tăng 14% và tín dụng tăng 13%.
Như vậy, trong cả 2 kịch bản, BSC đều dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 đạt khoảng 13%, trong khi tăng trưởng cung tiền M2 là 12-14%.
Về lạm phát năm nay, các chuyên gia tại đây cũng đưa ra 2 kịch bản với chỉ số CPI dao động trong khoảng 3-4,5%.
Trong đó, các yếu tố chính tác động tới CPI năm 2022 được BSD dự báo là giá dầu, giá thịt lợn, giá điện và giá dịch vụ y tế.
Tính đến cuối tháng 12/2021, chỉ số CPI đã đạt mức 1,81% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng trung bình cả năm đạt 1,84%.
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy