Theo phản ánh của chị Thanh Vũ (Hà Nội) cho hay, điện thoại của chị nhận được tin nhắn với nội dung: +195: VIETTEL tặng 200% thẻ cào mệnh giá từ 50.000 trở lên, duy nhất ngày 10/10.
Kẻ lừa đảo còn hướng dẫn cú pháp nạp thẻ: *103*84964329715*mã thẻ#Ok. Để tạo lòng tin cho người nhận, kẻ lừa đảo không quên “ghi chú”: Lưu ý chỉ thuê bao nhận được tin nhắn này.
Nội dung tin lừa đảo nhắn tới thuê bao của chị Thanh Vũ. (Ảnh: Vietnam+)
Nhìn thoáng qua, chị Thanh Vũ lầm tưởng đây là đầu số 195 của nhà mạng nhắn tin khuyến mãi nên đã nạp thẻ. Tuy nhiên, thẻ thì đã cào mà tiền chẳng thấy vào tài khoản. Sau khi kiểm tra kỹ, chị mới phát hiện đầu số gửi tin nhắn là 0964031946 và biết mình bị lừa đảo.
Trước đó, Viettel từng cho biết cú pháp trên là một dịch vụ của nhà mạng, cho phép khách hàng có thể tặng, nạp thẻ cho thuê bao khác của nhà mạng.
Thực tế, việc lừa đảo qua tin nhắn không phải là mới. Trước đây, nhiều báo từng phản ánh việc kẻ gian lừa đảo nạn nhân qua việc gửi tin nhắn của nhà mạng thông báo đã nhận được tiền gửi tặng từ bạn bè. Sau đó, chính “bạn bè” lại nhắn tin cho chủ thuê bao nói là mình gửi nhầm tiền và “xin lại.” Với hình thức lừa đảo này, không ít người đã sập bẫy khi không để ý số điện thoại gửi cho mình chỉ là số thuê bao cá nhân…
Tinh vi hơn là một số hình thức lừa đảo trên website. Trên mạng xã hội Facebook, thành viên với nickname Phuong Quang Phuong đã gắn thẻ (tag) tương đối nhiều tài khoản với nội dung: “Hôm nay tình cờ lướt Facebook vô tình đọc được bài đăng của một bạn nói về website hack tiền điện thoại, mình cũng tò mò và mua thử thẻ 100k [100.000 đồng-pv] nạp thử ai ngờ được thật. Sau đó mình quất ngay 500k và giờ tài khoản đã hơn 6tr [6 triệu đồng-pv] rồi.Các bạn vào website sau để nạp thẻ nhé: www.thenaponline.com. Bạn nạp thành công thì chia sẻ cho bạn bè khác dùng nữa nhé. Đây là cơ hội hiếm nên các bạn làm nhanh ngay đi nhé kẻo nhà mạng sẽ nhanh chóng kết thúc chương trình. Chúc các bạn thành công.”
Giao diện website lừa đảo thẻ nạp. (Ảnh chụp màn hình: Vietnam+)
Truy cập website này có logo của các nhà mạng được xuất hiện trên banner của website. Hình thức dụ người dùng chính là bảng giá thẻ nạp và số tiền tương xứng mà người nạp nhận được. Ví dụ, nạp 50.000 đồng sẽ nhận được 200.000 đồng, nạp 100.000 đồng được 450.000 đồng, nạp 200.000 đồng được 1,5 triệu đồng và nạp 500.000 được 4,5 triệu đồng.
Để tạo lòng tin, cuối website còn ghi đây là một sản phẩm của Công ty cổ phần Ngân Lượng (hệ thống thanh toán trung gian nổi tiếng của Việt Nam). Thậm chí, địa chỉ, số điện thoại (kể cả hotline) cũng được website này ghi chú đầy đủ giống như trang nganluong.vn.
Trả lời phóng viên, đại diện truyền thông của Nganluong.vn khẳng định thenaponline.com là website giả mạo. Thậm chí, trên website thanhtoanonline.vn của đơn vị này cũng đã thông báo hình thức lừa đảo trên và khuyến cáo mọi người không sử dụng dịch vụ của các webiste nói trên để tránh bị lừa đảo và có những hậu quả đáng tiếc.
Đại diện nhà mạng cũng khẳng định các hình thức nói trên chỉ là lừa đảo người tiêu dùng nhẹ dạ. Nhà mạng kiểm soát cực kỳ chặt chẽ nên không thể có việc nạp 500.000 đồng được 4,5 triệu đồng như quảng cáo. Rất có thể người tiêu dùng nạp tiền nhưng sẽ không nhận được tiền gốc chứ chưa kể đến khuyến mại “siêu khủng” như website trên rêu rao.
Theo Vietnamplus.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy