Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, hiện tượng El Nino có thể xuất hiện khiến nhiệt độ gay gắt hơn kéo theo nhu cầu mua sắm thiết bị làm mát tăng cao. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điều hòa cũng được hưởng lợi lớn.
Cụ thể, trong quý đầu năm - thời điểm chuẩn bị bước vào cao điểm nắng nóng - Công ty CP Cơ điện lạnh (REE Corp - REE) đã ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 16% so với cùng kỳ, đạt 2.369 tỷ đồng, tương ứng mức thu hơn 26 tỷ đồng mỗi ngày. Trong đó, doanh thu từ cơ điện lạnh chiếm gần 550 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí, chủ sở hữu thương hiệu máy lạnh Reetech lãi ròng gần 1.055 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế vượt mốc nghìn tỷ trong một quý.
Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, lợi nhuận sau thuế quý I tăng lên mức kỷ lục do mảng điện có thủy điện tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch nhờ thủy văn tiếp tục thuận lợi, mặc dù kết quả từ điện gió, điện mặt trời có giảm nhẹ...
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của chủ hãng máy lạnh Reetech đạt 34.322 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm 74%, nợ phải trả là 14.524 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn với 10.689 tỷ đồng.
Bên cạnh REE Corp, Công ty CP Nagakawa - chủ hãng máy lạnh Nagakawa - cũng vừa trải qua một quý kinh doanh đầu năm tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể, trong quý I, doanh thu thuần của Nagakawa đạt 521 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của hãng máy lạnh này đạt gần 6,7 tỷ đồng.
Năm 2022, nhà sản xuất điều hòa không khí này cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt mức kỷ lục từ khi hoạt động, trên 1.900 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ.
Nagakawa tiền thân là Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh và thiết bị nhà bếp. Doanh nghiệp này hiện có gần 10.000 điểm bán trên cả nước.
Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GfK, năm 2022, doanh thu điều hòa tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Tại Việt Nam, thị trường điều hòa diễn ra sôi động khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước như Daikin, Sharp, Toshiba, Panasonic, Samsung, LG, Nagakawa, Reetech, Aqua, Casper, Asanzo, Sunhouse...
Theo số liệu từ Điện Máy Xanh và Điện Máy Chợ Lớn, hai thương hiệu Nhật Bản là Panasonic và Daikin có doanh số dẫn đầu thị trường về điều hòa không khí. Người dùng Việt chủ yếu quan tâm đến các tính năng như tiết kiệm điện, làm lạnh nhanh, có khả năng khử mùi và lọc bụi mịn.
Tác giả: Thanh Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy