Cùng với vàng, bạc cũng trở thành kim loại được chấp nhận rộng rãi vì tính chất quý của bạc khá giống với vàng và cũng vì số lượng vàng lúc đó còn khá hạn chế thế nên bạc được sử dụng để thay thế vàng trong những giao dịch nhỏ. Vàng được sử dụng là vật mang giá trị cao nhất và là phương tiện thanh toán chỉ khi cần phải gọn nhẹ như việc thanh toán cho quân đội hay thanh toán giữa các quốc gia.
Tín tệ
Ở đây chúng ta cần phân biệt về “sự tín nhiệm”.Đó là “sự tín nhiệm” dành cho đối tượng nào để tránh nhầm nhầm lẫn về cơ sở xác định giá trị của đồng tiền. Dựa trên “Sự tín nhiệm”, có 2 hình thức tín tệ đó là “Tín tệ khả hoán” và “Tín tệ bất khả hoán”.
Tín tệ khả hoán
Vàng vốn là kim loại chiếm được “tình cảm” của loài người thế nên đối với chúng, loài người có một “sự tín nhiệm” gần như tuyệt đối đó là “sự tín nhiệm” vào khả năng chấp nhận để thanh toán,”sự tín nhiệm” vào khả năng chấp nhận để trao đổi. Có vàng là có cơ sở để thanh toán, có vàng là có khả năng chi trả. “Sự tín nhiệm” đó là nền móng cho sự ra đời của chế độ bản vị.vảng.
Tờ Australian 1924 với mệnh giá 1.000 pound Úc (Nguồn: Internet)
Tờ Gold Certificate 1882 ở Mỹ (Nguồn: Internet)
Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gửi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ (bank note hay Gold Certificate). Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Dần dà, những người gửi vàng nhận thấy họ không cần phải đổi ra vàng nữa mà thay vào đó họ sử dụng ngay những tờ giấy này làm phương tiện thanh toán bởi sự tiện lợi của chúng. “Sự tín nhiệm” dành cho những đồng tiền giấy này về bản chất vẫn là “sự tín nhiệm” dành cho vàng, bởi khi cần họ vẫn có thể cầm những đồng tiền giấy này để đem đổi lấy vàng. Những đồng tiền này được gọi là “Tín tệ khả hoán” (Cần chú ý điểm này để phân biệt với loại tiền giấy ngày nay – “tín tệ bất khả hoán”)
Khác với những đồng xu còn lại , đồng tiền vàng có giá trị nội tại riêng không phụ thuộc vào mệnh giá ghi trên nó. Điều đó có nghĩa, khi giá vàng tăng cao hơn so với mệnh giá ghi trên nó, họ có thể đem những đồng tiền đó đó nấu chảy thành vàng để hưởng chênh lệch. Đó cũng là điểm để phân biệt giữa “hoá tệ kim loại” và “tín tệ kim loại”.
Đồng vàng mệnh giá 10 USD năm 1886 ở Mỹ (Nguồn: internet)
Tiền xu vàng tremissis Đông La Mã thế kỉ thứ 5 sau công nguyên (Nguồn internet)
Năm 1971, Hệ thống Bretton Woods chấm dứt, đánh dấu sự kết thúc của chế độ bản vị vàng. Hình thái tín tệ dựa trên “sự tín nhiệm” vào vàng chính thức sụp đổ. “Sự tín nhiệm” dành cho vàng thay vào đó là “sự tín nhiệm” dành cho “lời hứa” của chính phủ và các tổ chức kinh tế. Hình thái tín tệ mới ra đời - “tín tệ bất khả hoán”.
N.M
Tin liên quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy