Theo Thông tư số 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng được phép gửi tiền lẫn nhau, song phải đáp ứng một số quy định.
Cụ thể, ngân hàng được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, để thực hiện việc gửi tiền giữa các ngân hàng thì tại thời điểm thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, các ngân hàng không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại ngân hàng khác, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng cho phép nhận tiền gửi.
Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động gửi tiền, nhận tiền và các giao dịch chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của ngân hàng đó.
Theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ được gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các ngân hàng khác (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo quy định cũ tại Thông tư số 21/2012, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Thông tư số 21/2012 là văn bản đầu tiên quy định cụ thể về việc gửi tiền và nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng, thay thế cho Quyết định 1310/2001 trước đó chưa quy định về vấn đề này.
Còn đối với việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, Thông tư số 01/2013 quy định hoạt động cho vay, đi vay chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời hạn giao dịch chỉ được thực hiện trong ngắn hạn (dưới 1 năm), loại bỏ cho vay liên ngân hàng trung hạn (1-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm).
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay vốn của các ngân hàng với nhau thông qua thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) khi các đơn vị này thiếu lượng tiền dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định, mỗi ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc.
Mức lãi suất này duy trì ở ngưỡng cao phản ánh thanh khoản của hệ thống khá hạn chế, điều này có thể gây áp lực lên lãi suất huy động và cho vay tại thị trường dân cư (thị trường 1).
Trước khi có quy định cụ thể về việc vay - gửi tiền giữa các ngân hàng, các đơn vị vẫn gửi tiền lẫn nhau. Tuy nhiên, việc này được phần lớn chuyên gia tại thời điểm đó đánh giá không làm tăng tổng lợi ích cho nền kinh tế do tiền gửi chỉ chảy trên thị trường 2 chứ không tạo ra tín dụng chảy ra nền kinh tế vào thị trường 1 hoặc đi vào thị trường 3 (thị trường đầu tư).
Tác giả: Thảo Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy