Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa chia sẻ về kế hoạch giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các đối tượng khách hàng khác nhau sẽ được hưởng mức giảm lãi suất khác nhau, cao nhất là 3 - 4%/năm so với hiện tại.
Cụ thể, lãi suất cho vay bình quân giảm toàn danh mục từ nay đến tháng 12/2021 là 1% tổng danh mục cho vay VNĐ của nhà băng này.
Dự kiến, với các khách hàng thuộc đối tượng Cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03: Giảm lãi suất 1,5%/năm so với mức hiện tại và giảm 50% số tiền lãi phải thu của các khách hàng đến thời điểm hiện tại (tương đương mức lãi suất cho vay giảm 3 - 4%/năm).
Khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ/ngành ưu tiên, khuyến khích tăng trưởng tín dụng của MB, Ngân hàng nhà nước sẽ giảm lãi suất 1,5%/năm so với mức hiện tại.
Khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh và vay mua nhà để ở, có nguồn thu nhập từ lương sẽ giảm lãi suất 2%/năm so với mức hiện tại đối với các khách hàng tại địa bàn khu vực phía nam (hiện nay đang có diễn biến phức tạp của dịch Covid) và giảm 1,5% đối với các khách hàng ở địa bàn khác.
Khách hàng doanh nghiệp vay vốn lưu động hoặc đầu tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ giảm lãi suất 1%/năm so với mức hiện tại.
Lãnh đạo MB lưu ý thêm: “Đối tượng giảm lãi suất lần này không bao gồm các khoản dư nợ đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của MB và các đối tượng không khuyến khích tăng trưởng tín dụng của MB, NHNN và Chính phủ.
Với các đối tượng khách hàng khác, MB sẽ tiếp tục xem xét và tiếp tục giảm lãi suất trên cơ sở đánh giá cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh, các cam kết của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Riêng đối với các lĩnh vực, sản phẩm tiềm ẩn rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán), MB chưa xem xét giảm lãi suất cho vay trong giai đoạn hiện nay”.
Tại BIDV, từ ngày 15/7/2021 đến 31/12/2021, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.
Cụ thể, BIDV giảm lãi suất cho vay trên số dư hiện hữu đối với: các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 (lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải…); các khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn; các khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới.
Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.
Trước đó, đối với khoản vay tại thời điểm 15/7/2021, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên. Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Chương trình giảm lãi suất cho vay kéo dài đến hết ngày 31/12/2021 và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.
Trong "dòng chảy" hạ lãi suất, ACB đã phát đi thông báo cho biết sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn.
ACB sẽ xem xét điều chỉnh lãi suất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất trong khoảng thời gian từ ngày 15/7 đến 15/10/2021.
Còn tại Sacombank, thực hiện giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch COVID-19 như: du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế...; đồng thời tiếp tục ưu đãi hoặc miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nêu quan điểm, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn nhưng các ngân hàng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống một cách cao nhất. Bởi lẽ, các tác động tiêu cực từ đại dịch đến ngành ngân hàng sẽ có độ trễ rất lớn.
Đánh giá cao sự đồng thuận của các ngân hàng trong giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19, một lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý các ngân hàng nên linh hoạt trong việc giảm lãi suất, tùy theo sức khỏe của mình để có mức giảm phù hợp.
Tác giả: Nhuệ Mẫn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy