Toàn cảnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rome, Italy. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng 16 nhà lãnh đạo các nước khác trên thế giới ngày 31/10 đã thảo luận cách thức nhằm củng cố chuỗi cung ứng để ứng phó tốt hơn khi đối mặt với bất kỳ cuộc khủng hoảng y tế nào trong tương lai, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu, thậm chí các cuộc tấn công được lên kế hoạch trước.
Các vấn đề về chuỗi cung ứng nổi lên khi nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19 và các vấn đề này đang đe dọa làm chậm tiến trình phục hồi.
Phát biểu với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị tìm cách giải quyết tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome (Italy), Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Chúng ta cần hành động ngay bây giờ, cùng với các đối tác của chúng ta trong lĩnh vực tư nhân, nhằm giảm bớt những vấn đề còn tồn tại mà chúng ta đang đối mặt. Sau đó, chúng ta phải ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong tương lai.'
Tổng thống Biden cũng cho rằng đại dịch COVID-19 đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu khi hoạt động kinh doanh không thể trở lại bình thường.
Theo ông, đại dịch hiện nay có thể chưa phải là cuộc khủng hoảng y tế mang tính toàn cầu cuối cùng do đó cần tăng cường khả năng ứng phó những tình huống tương tự trong tương lai, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, thậm chí các cuộc tấn công được lên kế hoạch từ trước.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, tại hội nghị các nhà lãnh đạo đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác nhằm tăng cường khả năng ứng phó của chuỗi cung ứng. Các bên cũng nhất trí phối hợp nhằm làm minh bạch hơn và chia sẻ thông tin giữa các nước, đồng thời cho rằng cần có nhiều nhà cung cấp đáng tin cậy về nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian và thành phẩm.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cởi mở và trao đổi thông tin có thể thúc đẩy khả năng ứng phó nhanh chóng nếu xảy ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, tương tự vấn đề về chuỗi cung ứng mà toàn cầu đang đối mặt hiện nay, và cho phép các nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng có thể tham gia vào việc giảm thiểu những tác động trong lĩnh vực này.
Theo tuyên bố, các nước cho rằng cần tránh bất kỳ sự hạn chế thương mại không cần thiết nào và duy trì dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ.
Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết của vấn đề an ninh, đặc biệt là chuỗi cung ứng công nghệ, điều kiện lao động công bằng và bền vững, đồng thời cho biết họ sẽ phối hợp với khu vực tư nhân để đạt được những mục tiêu này.
Mỹ đã đề ra các bước đi cụ thể nhằm giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay, theo đó Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ tài chính mới cho Mexico và các nước khu vực Trung Mỹ để khắc phục những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực logistics, đồng thời cho cả các nước khu vực Đông Nam Á để giúp hợp lý hóa các thủ tục hải quan.
Ông Biden cũng sẽ ban hành một lệnh hành pháp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng để không ảnh hưởng đến những nguyên vật liệu quan trọng sử dụng trong quân sự.
Tham dự hội nghị về chuỗi cung ứng trên, ngoài Tổng thống Mỹ còn có các nhà lãnh đạo và đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Australia, Anh, Canada, Cộng hòa Dân chủ Congo, Đức, Indonesia, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore và Tây Ban Nha.
Tác giả: Trần Quyên
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng 16 nhà lãnh đạo các nước khác trên thế giới ngày 31/10 đã thảo luận cách thức nhằm củng cố chuỗi cung ứng để ứng phó tốt hơn khi đối mặt với bất kỳ cuộc khủng hoảng y tế nào trong tương lai, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu, thậm chí các cuộc tấn công được lên kế hoạch trước.
Các vấn đề về chuỗi cung ứng nổi lên khi nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19 và các vấn đề này đang đe dọa làm chậm tiến trình phục hồi.
Phát biểu với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị tìm cách giải quyết tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome (Italy), Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Chúng ta cần hành động ngay bây giờ, cùng với các đối tác của chúng ta trong lĩnh vực tư nhân, nhằm giảm bớt những vấn đề còn tồn tại mà chúng ta đang đối mặt. Sau đó, chúng ta phải ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong tương lai.'
Tổng thống Biden cũng cho rằng đại dịch COVID-19 đã bộc lộ tính dễ bị tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu khi hoạt động kinh doanh không thể trở lại bình thường.
Theo ông, đại dịch hiện nay có thể chưa phải là cuộc khủng hoảng y tế mang tính toàn cầu cuối cùng do đó cần tăng cường khả năng ứng phó những tình huống tương tự trong tương lai, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, thậm chí các cuộc tấn công được lên kế hoạch từ trước.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, tại hội nghị các nhà lãnh đạo đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác nhằm tăng cường khả năng ứng phó của chuỗi cung ứng. Các bên cũng nhất trí phối hợp nhằm làm minh bạch hơn và chia sẻ thông tin giữa các nước, đồng thời cho rằng cần có nhiều nhà cung cấp đáng tin cậy về nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian và thành phẩm.
[Hội nghị G20: Các nhà lãnh đạo nhất trí mục tiêu khí hậu]
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cởi mở và trao đổi thông tin có thể thúc đẩy khả năng ứng phó nhanh chóng nếu xảy ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, tương tự vấn đề về chuỗi cung ứng mà toàn cầu đang đối mặt hiện nay, và cho phép các nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng có thể tham gia vào việc giảm thiểu những tác động trong lĩnh vực này.
Theo tuyên bố, các nước cho rằng cần tránh bất kỳ sự hạn chế thương mại không cần thiết nào và duy trì dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ.
Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết của vấn đề an ninh, đặc biệt là chuỗi cung ứng công nghệ, điều kiện lao động công bằng và bền vững, đồng thời cho biết họ sẽ phối hợp với khu vực tư nhân để đạt được những mục tiêu này.
Mỹ đã đề ra các bước đi cụ thể nhằm giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay, theo đó Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ tài chính mới cho Mexico và các nước khu vực Trung Mỹ để khắc phục những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực logistics, đồng thời cho cả các nước khu vực Đông Nam Á để giúp hợp lý hóa các thủ tục hải quan.
Ông Biden cũng sẽ ban hành một lệnh hành pháp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng để không ảnh hưởng đến những nguyên vật liệu quan trọng sử dụng trong quân sự.
Tham dự hội nghị về chuỗi cung ứng trên, ngoài Tổng thống Mỹ còn có các nhà lãnh đạo và đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Australia, Anh, Canada, Cộng hòa Dân chủ Congo, Đức, Indonesia, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore và Tây Ban Nha./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy