Công tác chống dịch vẫn bộc lộ một số hạn chế
Sáng 8/11 kỳ họp thứ 2 của Quốc hội bắt đầu đợt họp thứ 2 họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV.
Đồng thời, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.
Phát biểu tại hội trường, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, chúng ta đã cơ bản kiểm soát đợt dịch Covid 19 bùng phát lần thứ 4.
Theo đại biểu Hoa, chiến dịch tiêm chủng toàn quốc lớn nhất từ trước tới nay được thực hiện, “trong bối cảnh đó, tôi đánh giá cao tính chủ động, linh hoạt, lắng nghe, trên tinh thần vì lợi ích của người dân và cũng rất quyết liệt, quyết tâm trong hành động của cả hệ thống chính trị”, đại biểu Hoa bày tỏ.
Tuy nhiên, vị đại biểu này bày tỏ, công tác chống dịch vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đại biểu Hoa phản ánh, Chính phủ có chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc về lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải; kiên quyết không để ban hành giấy phép con; không để cát cứ, chia cắt. Thế nhưng, tại một số thời điểm vì quá lo lắng cho địa phương mình, các nơi đã đặt ra yêu cầu cao hơn, vượt quá mức cần thiết, gây nhiều ra nhiều khó khăn, tạo bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Thậm chí, một số nơi đặt ra các giấy tờ không phù hợp để đi qua chốt kiểm soát, chưa tạo điều kiện cho người dân từ các thành phố lớn trở về quê tránh dịch.
Đại biểu này cho biết, trong khi lãnh đạo Chính phủ thì sát sao chỉ đạo, bám sát địa bàn, nhưng một cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa sâu sát, còn chủ quan, bị động trong phòng chống dịch.
Đại biểu Hoa nhận định: "Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở một số nơi, nhưng đến thời kỳ dịch bệnh càng bộc lộ rõ hơn”.
Đại biểu đoàn Nam Định dẫn chứng một số vụ việc cán bộ địa phương đã có hành vi phạm quy định về phòng chống dịch. Cụ thể như cán bộ đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội, khi bị phát hiện lại khai báo không trung thực. Có trường hợp xô xát giữa cán bộ với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm.
"Có nơi còn quá cứng nhắc, lạm quyền trong việc hành xử với người dân, gây bức xúc trong dư luận. Như việc cán bộ địa phương vào nhà dân bắt ép đi xét nghiệm", đại biểu Hoa nói và cho rằng những trường hợp nêu trên tuy không phải là phổ biến nhưng đã tạo ra hình ảnh phản cảm, phần nào gây mất uy tín của chính quyền.
"Vừa qua tôi biết một số tỉnh thành phố xử lý một số cán bộ vi phạm. Tôi cho rằng việc làm đúng đắn. Bởi muốn người dân chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch, trước hết cán bộ phải nêu gương, nghiêm túc chấp hành trước. Nếu có sai phạm thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", đại biểu Hoa bày tỏ.
Vì thế, vị đại biểu này cho rằng bất cứ việc gì thì cũng cần tạo sự đồng thuận của người dân, nếu người dân chưa hiểu thì cần giải thích, vận động, tuyên truyền, thuyết phục. Trong những tình thế cấp thiết, khi vi phạm đến mức nghiêm trọng hơn đã có biện pháp hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Chính quyền cơ sở cần tuyệt đối tránh việc hành xử theo cảm tính, bất chấp quy định của pháp luật.
Cần một số giải pháp quan tâm đến lực lượng công nhân lao động
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) quan tâm về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, đại biểu đánh giá cao công tác phòng chống dịch thời gian qua và nhấn mạnh đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục là một thách thức đặc biệt với dân tộc chúng ta và thế giới.
Để phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, trong nhiều giải pháp Chính phủ đã đề ra, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo một số giải pháp đối với lực lượng công nhân lao động.
Giai đoạn giãn cách vừa qua, chúng ta quan tâm nhiều tác động về khía cạnh kinh tế nhưng theo đại biểu hậu quả về mặt tâm lý cũng là vấn đề nghiêm trọng. Lực lượng lao động bị sang chấn tinh thần là điều chưa từng xảy ra và nó sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để khắc phục.
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại nghị trường.
"Trước đây, việc kéo lao động ở nông thôn lên thành phố đã rất khó, giờ đây xuất hiện thêm tình trạng lực lượng lao động đang ở sẵn các thành phố nhưng vẫn nhất quyết đi về quê, doanh nghiệp không giữ được lao động kể cả khi đã mở cửa. Đây là thời điểm người lao động là động lực tăng trưởng, bởi hỗ trợ người lao động cũng chính là đóng góp vào động lực tăng trưởng của đất nước”, đại biểu Khải cho hay.
Đại biểu Khải cũng kiến nghị một số giải pháp: Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ là kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, tạo sinh kế cho người lao động tìm việc làm tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động.
Thứ hai, đề nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp lâu dài về nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và bảo đảm cơ hội công bằng cho toàn dân
Thứ ba, Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình huống bất thường.
Các Đại biểu tham dự phiên họp.
Quan tâm đến thực trạng y tế cơ sở
Từ điểm cầu TP.HCM, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn Tp.HCM) đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống Covid-19. Đại biểu bày tỏ phải làm sao để cho công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới và khắc phục được những gì đã xảy ra.
“Để thực sự sống chung với dịch và chủ động linh hoạt trong việc khống chế tỉ lệ nhiễm, giảm được số ca nặng và giảm tử vong, trong thời gian vừa qua, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những kinh nghiệm thực tế.
Đại biểu cho rằng cần xem lại về thực trạng y tế cơ sở, hệ thống y tế cơ sở: “Bản thân tôi tham gia đại biểu Quốc hội đến nay là khóa thứ 3 và chúng tôi nhớ trong tất cả các khóa chỉ có một chỉ tiêu 30% ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Nhưng, số địa phương thực hiện được điều này vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, chưa kể 30% đó cũng không đáng kể gì nếu so với sự cần thiết, nhu cầu của người dân. Chúng ta phải có phân bổ như thế nào để thật sự đáp ứng với quy mô dân cư chứ không phải chỉ trên vấn đề phân chia về địa lý”, bà Lan nêu rõ.
Theo đại biểu Lan, cần phải có một chính sách xuyên suốt, một chủ trương quan điểm từ Chính phủ và chỉ đạo cho Bộ Y tế để có những chính sách cụ thể, đặc biệt trong vấn đề xây dựng về quan điểm. Chưa có giai đoạn nào như giai đoạn dịch bệnh vừa qua, Bộ Y tế rất vất vả, không chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo về pháp lý, hướng dẫn cho các địa phương mà thực sự Bộ Y tế cũng đã vào cuộc. Nếu chúng ta không giải quyết được những vấn đề thuộc về căn cơ thì chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục bị động.
Về vấn đề y tế cơ sở, đại biểu cho rằng, không phải chỉ có vấn đề về tiền mà còn là vấn đề về nhân lực, làm sao để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có những hiểu biết đủ để có thể hoạt động cho tốt, chính xác.
“Chúng ta cho rằng Covid-19 thì Nhà nước, ngân sách lo nhưng phân công giữa ngân sách và bảo hiểm chưa có rõ ràng. Vì vậy, bệnh viện rất khó khăn trong việc thanh toán, như vấn đề xét nghiệm, nếu phân công rạch ròi cùng với cơ chế đấu thầu chặt chẽ thì chắc chúng ta không có tình trạng loạn giá xét nghiệm xảy ra…”, đại biểu Lan bày tỏ.
Theo đại biểu Lan, điều quan trọng là việc thay đổi về mặt quan điểm, phải tạo điều kiện cho các nhân viên y tế, đặc biệt cho các cán bộ quản lý có cơ hội, môi trường để phát triển về y đức..
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy