Các chuyên gia tại ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh vào cuối năm nay do khối lượng dầu thô cao hơn dự kiến và lo ngại suy thoái kinh tế. Họ dự đoán thị trường sẽ thiếu cung gần 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6.
Bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia hôm thứ ba cũng nhấn mạnh những rủi ro của sự không chắc chắn của thị trường, cùng với sự cạn kiệt dần công suất dự phòng ở các nước sản xuất. "An ninh năng lượng đang bị đe dọa và dần trở nên cạn kiệt vì các quốc gia không đầu tư cả vào dầu mỏ và khí đốt", ông chia sẻ.
OPEC và các nước đồng minh cũng đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu. Sau đó, một loạt quốc gia thành viên của OPEC+ đã tuyên bố tự nguyện gia hạn cắt giảm thêm sản lượng dầu khí cho tới cuối năm nay, nhằm phòng ngừa những bất ổn trên thị trường.
Nga cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu khí thêm 500.000 thùng/ngày. Đây là lần thứ 2 Nga tuyên bố gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các quốc gia thành viên của OPEC+ bao gồm Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Iraq, UAE và Algeria cũng đưa ra tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm.
Ngay sau khi tuyên bố được đưa ra, giá dầu thô đã giảm mạnh do khủng hoảng ngành ngân hàng, suy thoái kinh tế và tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Giá dầu thô đã giảm mạnh do khủng hoảng ngành ngân hàng (Ảnh: Getty).
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ước tính, thế giới cần đầu tư 12.100 tỷ USD (khoảng 284.000 tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ gia tăng trong dài hạn. Haitham Al Ghais, Tổng thư ký OPEC, cũng kêu gọi thế giới chú trọng vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhấn mạnh rằng việc đầu tư lớn là cần thiết cho tất cả lĩnh vực năng lượng.
Cũng tại một hội nghị, ông Fereidun Fesharaki, Chủ tịch công ty tư vấn FGE Consultancy - một công ty tư vấn về năng lượng của Ấn Độ, cho rằng, với tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào khoảng 8 triệu thùng/ngày, thế giới có thể đối mặt với vấn đề nguồn cung trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu của Nga làm giảm tăng trưởng sản lượng.
Theo ông, Nga có thể duy trì sản lượng dầu ở mức 10-11 triệu thùng/ngày, tuy nhiên nếu các biện pháp trừng phạt tiếp tục có hiệu lực, việc tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày trong tương lai là không thể thực hiện được.
Ông Fesharaki cho biết, OPEC đang chuyển sự tập trung vào khai thác tài nguyên dầu trước khi nhu cầu đạt đỉnh. OPEC muốn giữ giá dầu trên mức 80 USD/thùng và sẵn sàng bán với giá hơn 100 USD/thùng nếu thị trường thiếu nguồn cung.
Tác giả: Huỳnh Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy