Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc truyền thông, quảng cáo cho sản phẩm luôn là chính sách được ưu tiên sử dụng. Lý do là để thu hút thị hiếu của người tiêu dùng giúp tăng doanh số bán hàng.
Do đó, lâu nay, việc chi tiền cho truyền thông, quảng cáo, khuyến mại là công cụ hữu ích để những doanh nghiệp ngành sữa nâng cao độ nhận diện của thương hiệu sản phẩm trước bối cảnh thị trường nội địa đầy tính cạnh tranh.
Liên tục đẩy mạnh việc hỗ trợ bán sản phẩm, không lạ khi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk; HoSE: VNM) ghi nhận chi phí bán hàng ở mức 2.942 tỷ đồng trong quý I/2023, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Trong đó, chi phí quảng cáo nghiên cứu thị trường trong quý ghi nhận đạt 142 tỷ đồng, giảm 26% so với quý I/2023.
Trong những năm gần đây, chi phí cho việc quảng cáo bán hàng đã có dấu hiệu chậm lại. Theo đó, năm 2019, "anh cả" ngành sữa dành ra khoảng 2.099 tỷ đồng quảng bá sản phẩm.
Bước sang giai đoạn dịch bệnh Covid-19, Vinamilk đã tiết giảm mạnh khoản chi phí khuyến mại, hỗ trợ và chi phí quảng cáo xuống còn 1.440 tỷ đồng vào năm 2020 và 1.233 tỷ đồng vào năm 2021. Bước sang năm 2022, chi dành cho việc quảng cáo của Vinamilk chỉ còn ở mức 1.198 tỷ đồng.
Có thể thấy, nếu so sánh chi phí quảng cáo của Vinamilk tại thời điểm năm 2022 và quý I/2023, khoản tiền trên đã giảm từ 5,7 tỷ đồng/ngày xuống chỉ còn 1,5 tỷ đồng/ngày.
Ngoài hoạt động quảng cáo, Vinamilk cũng rất chịu chi trong việc chi tiền cho các hoạt động hỗ trợ bán hàng và giới thiệu sản phẩm. Khoản chi này thậm chí gấp nhiều lần so với chi phí công ty dành ra cho quảng cáo.
Tuy nhiên, trải qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, theo chiều đi xuống của các khoản chi phí, tiền khuyến mãi của Vinamilk cũng “co lại”.
Một trong những hình ảnh quảng cáo của Vinamilk.
Theo đó, năm 2021, Vinamilk dành ra 10.462 tỷ đồng tỷ đồng, cho chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng. Con số này sang năm 2022 giảm xuống còn chỉ còn 9.916 tỷ đồng, chiếm 16,5% cơ cấu doanh thu
Tính riêng trong quý I/2023, Vinamilk dành ra hơn 2.202 tỷ đồng cho chi phí dịch vụ, khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng, chiếm 15,8% cơ cấu doanh thu.
Các số liệu trên đã thể hiện rõ việc Vinamilk đã cắt giảm phần nhiều cả chi phí quảng cáo và chi phí khuyến mại sản phẩm. Trước đó vào năm 2022, VCBS dự báo, thị trường sữa tươi nội địa Việt Nam sẽ dần ổn định, bản thân Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2 đến 3 năm tới với sự lớn mạnh hơn của các "đàn em" IDP, Mộc Châu, Hanoimilk.
Cũng mạnh tay chi tiền quảng cáo, một doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái" Vinamilk là Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) ghi nhận chi phí bán hàng ở mức 147 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Trong đó, chiếm chủ yếu là khoản chi phí hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại với 86%, tương đương 126 tỷ đồng.
Không kém cạnh trong công tác tăng độ phủ trên thị trường, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) - chủ thương hiệu sữa Kun cũng ghi nhận mức tăng mạnh trong chi phí bán hàng trong quý đầu năm 2023. Theo đó, chi phí bán hàng tăng từ 178 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, tương đương tăng 68% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tính tới cuối tháng 3/2023, chi phí quảng cáo mà IDP dành ra là gần 200 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày chi ra 2,22 tỷ đồng. Con số trên đã giúp Sữa Quốc tế vượt qua “anh cả" ngành sữa Vinamilk trong việc chi tiền cho quảng cáo.
Trước đó, năm 2022, ông chủ của thương hiệu sữa Kun đã mạnh tay chi tới 709 tỷ đồng tiền quảng cáo, tăng 40% so với năm 2021 và chiếm 55% tổng chi phí bán hàng, tương đương mỗi ngày công ty dành ra khoảng 1,94 tỷ đồng.
Có thể thấy, mặc dù quy mô doanh thu của Sữa Quốc tế còn lép vế bên cạnh Vinamilk nhưng công ty đã đầu tư rất nhiều nguồn lực trong công tác quảng cáo sản phẩm.
Hiệu quả của việc đẩy mạnh quảng cáo đã được thể hiện rõ qua tình hình doanh thu của Sữa Quốc tế trong quý vừa qua. Theo đó, quý I/2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.577 tỷ đồng, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Sau thuế, Sữa Quốc tế báo lãi đi ngang 218 tỷ đồng.
Vào năm 2022, doanh thu của IDP cũng tăng trưởng 26% so với cùng kỳ đạt 6.086 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu doanh thu đã đề ra trước đó.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy