Bộ Công Thương vừa có văn bản số 8577/BCT-KHTC trả lời Công văn số 8248/BKHĐT-QLKTTW ngày 16/11/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
Đối với việc tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định, cải cách hoạt động quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một trong những công tác trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian qua.
Hoạt động này nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại các loạt Nghị quyết số 19 (từ năm 2016), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/05/2020 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2314/QĐ-BCT ngày 31/7/2019 về việc ban hành phương án cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương giai đoạn năm 2019 và định hướng đến năm 2021 và Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20/5/2019 về Danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành và sau đó là Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 6/4/2021 ban hành Danh mục này thay thế Danh mục kèm theo Quyết định số 1325A/QĐ-BCT.
Theo Quyết định này, tổng số mã HS (sau cắt giảm) do Bộ Công Thương quản lý còn lại là 445 mã HS 8 số và bao gồm các nhóm mặt hàng: Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2: 143 mã HS 8 số; Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm: 236 mã HS 8 số và Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng: 66 mã HS 8 số.
Như vậy, đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã tiến hành cắt giảm tổng số 1446 mã HS/1891 mã HS (đợt 1 năm 2019: đã cắt giảm 1051 mã HS; đợt 2: cắt giảm tiếp còn lại 445 mã HS), chiếm 76,5% số lượng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương tính từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 và luôn là Bộ đi đầu trong công tác này.
Hơn 730 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022
Chiều 9/1/2023, Tổng cục Hải quan đã công bố số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cả năm 2022.
Theo công bố này, số liệu về xuất khẩu lẫn nhập khẩu được điều chỉnh nhẹ so với con số ước thống kê trước đó của Tổng cục Thống kê và Bộ Công thương.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Đây là con số kỷ lục về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 506,83 tỷ USD, tăng 9,3% (tương ứng tăng 43,2 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 223,37 tỷ USD, tăng 8,8% (tương ứng tăng 17,98 tỷ USD) so với năm 2021.
Về tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,30 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm 2021. Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 273,63 tỷ USD, tăng 11,6% (tương ứng tăng gần 28,5 tỷ USD) so với năm 2021, chiếm 73,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm.
Trong năm qua, các FTA thế hệ mới đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đáng kể sản lượng xuất khẩu. Ước tính xuất siêu sang các thị trường mới này năm 2022 là trên 30 tỷ USD.
Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% (tương ứng tăng 26,06 tỷ USD) so với năm 2021. Trong đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 233,2 tỷ USD, tăng 6,7% (tương ứng tăng 14,72 tỷ USD) so với năm trước, chiếm 65% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.
Như vậy, cả năm 2022, cán cân thương mại xuất siêu 12,4 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số ước tính là 11,2 tỷ USD trước đó.
Tác giả: Tuệ Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy