Dòng sự kiện:
Cebr: Các quốc gia mới nổi mất nhiều thời gian hơn để vượt các nền kinh tế phát triển
26/12/2018 15:07:56
Trong cuộc chạy đua để vượt qua các nền kinh tế phát triển, các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil phải hứng chịu một năm thất bại nặng về, đẩy họ ra xa các nền kinh tế phát triển hơn dự kiến trước đó

Trong cuộc chạy đua để vượt qua các nền kinh tế phát triển, các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đều phải hứng chịu một năm thất bại nặng về, đẩy họ ra xa các nền kinh tế phát triển hơn dự kiến ​​trước đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Doanh nghiệp (Cebr) cho biết.

BRICS là tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa)

Báo cáo phân tích thường niên World Economic League Table của Cebr cho thấy cái nhìn bi quan hơn về nền kinh tế toàn cầu vào năm 2019 so với dự báo triển vọng vào năm ngoái.

Khi dự báo tình hình phát triển của 193 quốc gia trên thế giới đến năm 2033, báo cáo viết : "Về trung hạn, chúng tôi vẫn rất lạc quan như một năm trước, nhưng nghi ngờ rằng con đường tăng trưởng sẽ gập ghềnh hơn chúng tôi dự kiến cách đây 12 tháng''. Theo đó, Trung Quốc có khả năng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2032, muộn hơn hai năm so với dự kiến ​​trước đây, nguyên nhân là do chính sách tiền tệ lỏng lẻo và tỷ giá hối đoái thấp hơn của nước này.

Báo cáo của Cebr cũng kỳ vọng Brazil sẽ vượt qua Italia vào năm 2020, chứ không phải năm 2018.

Trong khi đó, Ấn Độ sẽ vượt qua Anh và Pháp, có thể vào năm 2019, nhưng cũng có thể là vào năm 2020, thay vì năm 2018 như dự đoán một năm trước đó.

Còn nước Anh có thể sẽ đánh mất vị trí của mình vào tay Pháp vào năm tới do sự gián đoạn phát triển liên quan đến Brexit, nhưng sẽ giành lại vị trí đó vào năm 2023.

Đồng thời, Cebr cũng dự báo Ireland sẽ là một trong những nền kinh tế năng động bậc nhất với mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực đồng euro vào năm 2019, nhưng Brexit lại là một cản trở đầy rủi ro cho dự báo trên. Những tác động của một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến tràn khắp các thị trường toàn cầu trong năm nay và đe dọa đến tăng trưởng thương mại.

Tỷ trọng tăng trưởng thương mại thế giới có thể sẽ tăng 2,99% trong năm 2018, ít hơn hai phần ba mức tăng đạt được trong năm 2017, theo ước tính của Cebr.

Các dự báo của bản báo cáo đã gióng lên hồi chuông rằng về sự lạc quan với tăng trưởng toàn cầu đã qua đi, thị trường cần vượt lên chính mình và tiến về phía trước.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của hãng tin Reuters vào cuối tháng 10 lần đầu tiên báo hiệu một triển vọng tăng trưởng toàn cầu cho năm 2019 ảm đạm.

Các thị trường đã phải chịu một cú sốc trong năm nay khi các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các tài sản rủi ro, và nỗi e sợ rằng việc thắt chặt tiền tệ từ các ngân hàng trung ương trên thế giới đang lấy đi quá nhiều sự hỗ trợ cho nền kinh tế khi cuộc chiến tranh thương mại đè nặng lên tăng trưởng.

"Với việc còn tồn tại nợ cao và nhiều vấn đề cơ cấu gây ra suy thoái kinh tế lớn, một cuộc suy thoái trên toàn cầu nếu xảy ra có thể khó giải quyết hơn nhiều những lần suy thoái trước đó", Cebr nhận định.

"Hiện tại, chúng tôi đang ở trong một thế giới mà ở đó có ý thức mạnh mẽ rằng  một mức độ nhất định của hành động tài khóa sẽ phải được áp dụng để tránh thế giới sụp đổ ngay trên bề mặt của nó, Mitch McWilliams nói.

Thêm vào đó, chi tiêu của chính phủ có thể sẽ tăng lên, từ nới lỏng tài khóa đến chi tiêu tùy chọn, và ông nhận thấy các chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ cho nền kinh tế hơn các ngân hàng trung ương.

Với nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với việc tồn đọng cơ sở hạ tầng và các dự án lớn như Vành đai và Con đường Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, Cebr dự báo chi tiêu xây dựng toàn cầu sẽ tăng từ 11,5 tỷ USD lên 27,4 tỷ USD hoay 15,5% GDP của thế giới vào năm 2033.

McWilliams dự kiến ​​thâm hụt ngân sách trung bình cho khu vực OECD sẽ ở mức 5% GDP vào năm 2020, cao hơn dự báo của OECD là 3,2%.

"Một khoản chi tiêu 5% khá là mạo hiểm, nhưng các nền kinh tế phát triển đang ở một vị trí tốt hơn để chấp nhận rủi ro đó so với các nền kinh tế mới nổi", McWilliams nhận định.

                                                                                                      Hải Yến/Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến